TP Hà Nội sẽ thực hiện một số dự án để cải tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân thủ đô, trong đó có việc đục thông 130 vòm cầu đã bị bịt kín nhiều năm nay.
Mới đây tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thành phố sẽ thực hiện một số dự án để cải tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô, trong đó có việc đục thông 130 vòm cầu đã bị bịt kín nhiều năm nay.
Việc này nằm trong một số dự án để cải tạo không gian văn hóa cho người dân Thủ đô nói riêng, người dân cả nước nói chung. Gần 130 vòm cầu này kéo dài từ đường Gầm Cầu, quận Hoàn Kiếm đến đường Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm. Các vòm cầu gắn liền với tuyến đường sắt đi từ ga Long Biên nối với nhiều tỉnh phía Bắc.
VIDEO: 130 VÒM CẦU SẮP ĐƯỢC ĐỤC THÔNG Ở HÀ NỘI Thực hiện: Đình Hiếu
Các vòm cầu do Nha công chính Đông Dương đảm nhận xây dựng cách đây trên 100 năm. Vòm cầu liên tiếp nhau, được xây dựng bằng vật liệu xi măng đá hộc. Tại những phố lớn như phố Nguyễn Thiệp, Hàng Lược và Phùng Hưng, vòm cầu được thay thế bằng cầu vượt bằng sắt. Theo thời gian các vòm cầu này được UBND thành phố Hà Nội cho xây bịt lại vì lý do an ninh trật tự.
Miệng thu nước (cống) thường được coi là nơi xả rác lý tưởng của người dân tại TP.HCM, nay được 'hô biến' trở thành những bức tranh sống động với hy vọng nâng cao ý thức người dân đồng thời tăng mỹ quan đô thị.
Hiện tại dọc theo các ô vòm gầm cầu này là nơi sinh hoạt, buôn bán của hàng trăm hộ dân. Nhận được thông tin vòm cầu sắp được đục thông, nhiều người dân sống tại đây tỏ ra vui mừng vì nhiều đoạn vòm cầu bị bịt còn lại khá hẹp, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng việc mở các vòm cầu này cũng đặt ra nhiều vấn đề về an ninh trật tự.
Chị Hồng Ánh (phố Gầm Cầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Cách đây chục năm khi chưa bịt các vòm cầu này thì đây là nơi thường xuyên xảy ra tệ nạn xã hội như tiêm chích, chỗ ngủ của người vô gia cư, vứt rác bừa bãi hay tiểu tiện bừa bãi. Đến bây giờ cho đục ra thì nhân dân cũng rất ủng hộ nhưng phải có cách quản lý cho chặt chẽ, không thì tình hình tệ nạn lại tái diễn”.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh việc đục thông các vòm cầu này không chỉ tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô, kích thích du lịch, đồng thời giải quyết nhu cầu đi lại sinh hoạt cho người dân mà còn tạo điều kiện cho người dân tại phố Gầm Cầu thuận tiện hơn trong việc đi lại và sinh hoạt.
Trong số 130 vòm cầu đã có 3 vòm cầu được thông để tạo điều kiện đi lại cho người dân. Đình Hiếu
Dọc theo các vòm cầu này có hàng trăm hộ dân đang sử dụng mặt bằng để kinh doanh buôn bán Đình Hiếu
Cũng vì các đoạn vòm cầu dọc theo Ga Long Biên và lân cận chợ nên tình hình an ninh trật tự phức tạp. Đây là lí do thành phố Hà Nội cho bịt các vòm cầu lại nhiều năm trước. Đình Hiếu
Các vòm cầu này được xây dựng bằng xi măng và đá hộc Đình Hiếu
Tại các phố Nguyễn Thiệp, Hàng Lược, Phùng Hưng có nhịp cầu lớn nên được xây dựng bằng dầm thép bắc qua Đình Hiếu
Những vòm cầu này không chỉ phục vụ đi lại sinh hoạt của người dân mà còn là một phần văn hóa của Hà Nội. Đình Hiếu
Đường Nguyễn Xiển - Xa La dài gần 3,7 km với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, giúp người dân rút thời gian di chuyển từ Xa La (quận Hà Đông) đến đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân) xuống chỉ còn 10 phút.
Bình luận (0)