Giãn cách xã hội vì Covid-19 giúp giảm số lượng bệnh nhân tay chân miệng?
20/05/2021 15:00 GMT+7
Bộ Y tế thông tin, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng ghi nhận trên cả nước tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 trong đó nhiều bệnh nhi có diễn biến nặng và tử vong. Đâu là lý do dẫn tới số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt? Mời quý khán giả theo dõi những giải đáp của bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên trưởng khoa nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tự động phát
Đầu tháng 5.2021, Bệnh viện Nhi đồng TP.Cần Thơ tiếp nhận hàng chục ca mắc bệnh tay chân miệng mỗi ngày.
Đặc biệt, tính từ ngày 1 - 26.4 đã có 2.585 ca, gấp hơn 45 lần so với cùng kỳ năm 2020 (có 58 ca). Trong số này, có 2.216 ca điều trị ngoại trú và 369 ca điều trị nội trú là các trường hợp bệnh nặng.
Theo Bộ Y tế, 3 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong đều ở ĐBSCL (Kiên Giang 2 ca, An Giang 1 ca và Long An 1 ca).
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay (ảnh), lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Trong quá trình thực hiện chương trình, chúng tôi cũng đã thực hiện khảo sát đối với các khán giả để xem họ thường nghĩ gì về bệnh tay chân miệng và đã ghi nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau. Trong talk show lần này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) sẽ giải đáp các thắc mắc và gỡ rối các định kiến thường gặp nhất về bệnh tay chân miệng. Mời quý vị khán giả theo dõi đầy đủ trong video.
tay chân miệng
Covid-19
giãn cách xã hội
Bệnh viện Nhi đồng 1
bác sĩ Hữu Khanh
chữa bệnh tay chân miệng
triệu chứng tay chân miệng
Bình luận (0)