Tự động phát
Gia đình của họ cho rằng nguyên nhân là vì làm việc quá sức. Jeong Sang-rok làm việc 14 giờ mỗi ngày, không nghỉ trưa để giao hàng trăm thùng hàng.
“Đã có 15 người chết, thật trớ trêu vì chúng tôi làm việc để kiếm sống chứ đâu phải để chết", Sang-rok nói.
Nhiều nhân viên giao hàng không được hỗ trợ các biện pháp bảo vệ và quyền lợi cơ bản như lương tối thiểu, lương tăng ca hoặc bảo hiểm.
Phần lớn được xem là “lao động tự do", được thuê theo hình thức thường được gọi là hợp đồng “gapjll" (hợp đồng bề trên)
Theo ông Kim Tae-wan, lãnh đạo hiệp hội 5.000 người giao hàng, đây là điểm mù pháp lý ảnh hưởng đến khoảng 8% lực lượng lao động Hàn Quốc: “Có rất nhiều hợp đồng gapjil. Trong khi người lao động nói chung được bảo vệ bởi hợp đồng lao động, nhân viên giao hàng không được bảo vệ vì chúng tôi bị đối xử như lao động tự do. Vì vậy chúng tôi dễ bị lạm dụng".
|
Nhà chức trách cho biết việc cạnh tranh gay gắt gia tăng áp lực giảm phí giao hàng hiện chỉ còn trung bình là 72 cents/ gói hàng.
Các nhà hoạt động đã thu thập tài liệu về những người được cho là tử vong vì làm việc quá sức. Nhiều người trong số đó bị khó thở và co thắt ngực, dẫn đến đau tim. Ngoài ra có 1 trường hợp tự tử.
Sự bức xúc của công chúng khiến nhiều công ty lớn phải xin lỗi và bộ trưởng lao động Hàn Quốc thừa nhận tình hình.
Tuy nhiên, khó có thay đổi trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp đang cao kỷ lục này. Các công ty hậu cần thì vẫn kiếm được khối tiền. Hanjin Transportation, công ty Sang-rok làm việc, công bố lợi nhuận trong nửa đầu năm 2020 tăng đến 35%.
Bình luận (0)