Cuộc tập trận chung kéo dài 4 ngày, có sự tham gia của hai tàu sân bay: INS Vikramaditya của Ấn Độ và USS Nimitz của Mỹ. Ngoài ra, nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu cũng tham gia
tập trận.
Từ boong tàu sân bay INS Vikramaditya, các máy bay chiến đấu MIG 29K cất cánh, trong khi máy bay F-18 và E2C Hawkeye cũng lao lên bầu trời từ tàu sân bay USS Nimitz.
USS Nimitz từng là tàu chiến lớn nhất
thế giới tính theo lượng choán nước, và hiện là tàu sân bay phục vụ lâu năm nhất thế giới. Tàu sân bay hoạt động bằng năng lượng hạt nhân này được hạ thủy vào năm 1972 và vẫn là tài sản không thể thiếu của hải quân Mỹ.
Đô đốc Jim Kirk, chỉ huy
nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz cho biết: “Đội ngũ chúng tôi hân hạnh tham gia tập trận cùng các đối tác Úc, Ấn Độ và Nhật Bản nhằm tăng cường sẵn sàng chiến đấu và khả năng tương tác”.
Nhóm tác chiến tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ tham gia tập trận chung Malabar.
|
Phần một của
tập trận chung Malabar kéo dài từ ngày 3.11 - 6.11 tại Vịnh Bengal. Khi đó, các đồng minh hải quân thực hiện nhiều bài
tập trận phức tạp trong đó có tác chiến chống ngầm và phòng không.
Tập trận Malabar lần đầu được tổ chức hồi năm 1992 giữa Mỹ và Ấn Độ. 13 năm sau đó, Úc mới tham gia tập trận chung. Và Nhật Bản bắt đầu tham gia thường xuyên từ năm 2015.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh hy vọng các cuộc tập trận sẽ “có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực”.