Tự động phát
Các cường quốc trong khu vực như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng can thiệp. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ hỗ trợ Azerbaijan, đồng minh truyền thống của nước này. Trong khi đó Nga, quốc gia có liên minh quốc phòng với Armenia, kêu gọi ngay lập tức công bố lệnh ngừng bắn.
Trung tâm giao tranh là khu vực Nagorno-Karabakh. Dù thuộc hoàn toàn về phía Azerbaijan nhưng phần lớn dân số ở đây là người Armenia.
|
“Một lần nữa, tôi lên án Armenia, phía đã tấn công đất đai của Azerbaijan hôm qua. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đứng về phía người anh em thân thiết Azerbaijan với tất cả tâm trí và nguồn lực”, theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến. Đại sứ nước này ở Nga thậm chí khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 4.000 binh sĩ từ Syria đến khu vực xung đột. Azerbaijan phủ nhận cáo buộc này.
Nhiều quốc gia trên thế giới , trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.
|
Khu vực Nagorno-Karabakh là một cửa ngõ quan trọng đối với các đường ống dẫn dầu khí ra thị trường thế giới.
Đoạn phim do quân đội Azerbaijan công bố cho thấy cuộc giao tranh diễn ra quyết liệt. Còn quân đội Armenia đăng tải video quay cảnh một xe tăng Azerbaijan bốc cháy.
Tình hình ở khu vực Nagorno-Karabakh vốn căng thẳng trong hàng chục năm qua. Luật pháp quốc tế công nhận khu vực này là một phần của Azerbaijan.
Tuy nhiên, người dân Armenia sống tại đây không chấp nhận các quy định của Azerbaijan. Họ tự trị từ khi khu vực này tách khỏi Azerbaijan trong một cuộc xung đột nổ ra giữa quá trình Liên bang Xô Viết sụp đổ hồi năm 1991. Kể từ đó, khu vực này thỉnh thoảng lại có chiến sự giữa các bên liên quan.
azerbaijan
khu vực Nagorno Karabakh
chiến sự Armenia Azerbaijan
giao tranh Armenia-Azerbaijan
Armenia
Bình luận (0)