Tốt nhất là thử xem xét tiến trình theo từng giai đoạn, bắt đầu với rào cản đầu tiên: phát triển một loại vắc xin hiệu quả.
Có gần một chục nhà sản xuất khắp thế giới đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tiên tiến. Trong số đó, một số công ty dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ kết luận được
vắc xin của họ có hiệu quả và an toàn hay không.
Một nhà khoa học Nga đang nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 tại Moscow.
|
Tiến trình lạc quan nhất đến từ AstraZeneca của Anh. Công ty này cho biết
vắc xin họ phát triển có thể hoàn tất quá trình vào tháng 8.
Các thử nghiệm lâm sàng phải nghiên cứu tác dụng phụ trên nhiều dạng người. Các chuyên gia cho rằng quá trình này không thể hoàn thành quá nhanh.
Sputnik V của Nga là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên được phê chuẩn trên thế giới.
|
Bước tiếp theo là chuẩn bị sẵn sàng lượng vắc xin. Rất nhiều nhà sản xuất đang tăng cường mở rộng khả năng để có thể bắt đầu sản xuất
vắc xin ngay khi được phê chuẩn.
Chính phủ Mỹ có chương trình hỗ trợ sản xuất vắc xin mang tên “Chiến dịch Thần tốc”.
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ cho biết “hàng chục triệu” liều
vắc xin có thể sẵn sàng vào đầu năm 2021.
Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci.
|
“Nhưng đến năm 2021, các nhà sản xuất cho chúng tôi biết rằng họ sẽ có hàng trăm triệu liều và đến cuối năm 2021 thì là 1 tỉ liều”, ông Fauci nói.
Một khi các loại
vắc xin đã được phê chuẩn và sản xuất, thời gian phân phối cũng khác biệt.
Nếu như bạn mang nguy cơ cao và là một lao động quan trọng ở một quốc gia giàu có, bạn có thể được tiếp cận với nguồn cung vắc xin đầu tiên. Thời gian chờ đợi đối với các quốc gia đang phát triển có thể kéo dài hơn vì không dễ đạt được thỏa thuận cung cấp sớm.