Tự động phát
Khi cả Armenia và Azerbaijan còn là những nước cộng hòa trong thành phần Liên Xô cũ, Nagorno-Karabakh là một vùng người Armenia nằm trong lãnh thổ Azerbaijan.
Năm 1992, xung đột sắc tộc bùng nổ, quân đội Azerbaijan phong tỏa, oanh tạc Karabakh. Tuy nhiên, Armenia đã đánh trả và 2 năm sau, khi có thỏa thuận ngừng bắn thì phía Armenia đã mở được "hành lang Lachin", tách rời vùng Nagorno-Karabakh ra khỏi Azerbaijan cùng một dải đất, tổng cộng chiếm đến 9% diện tích lãnh thổ của Azerbaijan.
|
Kể từ khi chiến sự bùng nổ trở lại vào cuối tháng 9.2020, người Armenia đã mất một số khu vực tại đây.
"Tôi chẳng nghi ngờ gì là Azerbaijan đã khởi động chiến dịch quân sự tại đây. Armenia chẳng có lý do gì để thay đổi hiện trạng. Họ đã chiếm được một dải đất lớn trong thập niên 1990, tạo ra vùng đệm để bảo vệ người Armenia tại Karabakh, chính là căn nguyên của cuộc xung đột này. Azerbaijan đã mất vùng đất này hơn 20 năm qua, và tôi nghĩ là họ luôn chờ đợi cơ hội tung ra chiến dịch quân sự để làm nghiêng cán cân có lợi cho họ", một tác giả viết sách về xung đột Armenia và Azerbaijan nhận định.
|
Quân đội Azerbaijan đã sử dụng các thiết bị bay của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, và triển khai nhiều quân hơn. Chiến thuật này đã dần bào mòn lớp phòng thủ của Armenia quanh Karabakh trong 10 ngày qua.
Thủ tướng Armenia kêu gọi tổng động viên nam giới trong độ tuổi cầm súng và thừa nhận đã có những bước lùi: "Có ít nhất 10.000 nam thanh niên tại nước Cộng hòa Armenia, ít nhất một nửa trong số đó nếu hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi sẽ tạo nên đội quân thiện chiến nhất của quân đội chúng tôi".
|
Dù Azerbaijan nói đã chiếm lại một số lãnh thổ, hiện vẫn chưa có đột phá lớn, vì vậy chiến sự vẫn tiếp diễn.
Trong lúc đó, cộng động quốc tế trông vào Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để kiềm chế 2 bên xung đột. Khi Azerbaijan vẫn đang khai thác lợi thế quân sự, còn cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều "tọa sơn quan hổ đấu", nhiều khả năng xung đột sẽ tiếp tục ác liệt hơn trong những ngày tới
Bình luận (0)