Nội các thống nhất của Israel: liệu 'giải pháp 2 thủ tướng' có khả thi?

23/04/2020 05:00 GMT+7

Sau 3 kỳ bầu cử bất phân thắng bại, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đối thủ chính trị Benny Gantz đã thành lập chính phủ thống nhất. Nói cách khác đây là một thỏa thuận chia sẻ quyền lực.

Thực tế, điều này nghĩa là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đối thủ chính trị Benny Gantz sẽ thay phiên nhau lãnh đạo Israel.
Ông Netanyahu tiếp tục làm thủ tướng trong vòng 1,5 năm trong khi ông Gantz sẽ là bộ trưởng quốc phòng. Sau đó, đến lượt ông Gantz có 1,5 năm để lãnh đạo Israel. Khi không lãnh đạo, cả hai ông sẽ có quyền là "thủ tướng thay thế".
Nhiều học giả thấy thỏa thuận trên là không thuyết phục. Họ cho rằng "nhà ảo thuật" Netanyahu sẽ tìm cách tránh trao lại quyền thủ tướng khi hết hạn.
Thực tế là thỏa thuận trên có điều khoản để tránh tình huống trên xảy ra: Nếu ông Netanyahu giải tán quốc hội, ông Gantz sẽ nhận quyền lãnh đạo Israel trong vài tháng trước khi tổ chức bầu cử.

Biểu tình phản đối ông Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv.

Reuters

Vậy còn phiên tòa tham nhũng xét xử ông Netanyahu thì sao? Bất chấp nhiều cuộc biểu tình phản đối, ngày ra tòa của ông Netanyahu đã được dời đến ngày 24.5.
Nếu Tòa tối cao can thiệp và ra phán quyết buộc ông Netanyahu phải bị tước quyền thủ tướng vì các tội nhận hối lộ, lừa đảo, và thiếu trách nhiệm thì Israel sẽ lại tổ chức bầu cử.
Cả việc đàm phán hòa bình với người Palestine cũng là một vấn đề. Thỏa thuận liên minh tuyên bố chính phủ mới sẽ nỗ lực vì hòa bình nhưng vẫn có thể chuyển sang triển khai kế hoạch của ông Netanyahu, mở rộng lãnh thổ bao trùm các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây hiện đang bị Israel chiếm đóng.
Theo thỏa thuận liên minh, bước đi này, gồm cả việc sáp nhập chính thức thung lũng Jordan vào Israel, sẽ phải được Mỹ chấp thuận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.