Tự động phát
Nước Nga vừa có thủ tướng mới sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thay đổi hiến pháp. Các thay đổi này làm nảy sinh nhiều đồn đoán rằng ông có thể đang tìm cách kéo dài quyền lực sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024.
Ngày 16.1, Thủ tướng Dmitry Medvedev và nội các từ chức để Tổng thống Putin rộng đường tiến hành kế hoạch. Ngay sau đó, ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu Tổng cục thuế Liên bang Nga, trở thành thủ tướng mới.
Đây là một nhân vật ít khi xuất hiện công khai và trước đây và từng không được xem là một ứng cử viên tiềm năng.
Theo nhiều chuyên gia, những thay đổi mới có thể là một phần chiến lược mở rộng cơ hội giảm quyền lực của tổng thống và tăng cường quyền lực của vị trí thủ tướng.
Các chuyên gia nhận định ông Mishustin là "nhà kỹ trị đóng vai trò giữ chỗ". Ông được xem là nhân vật có khả năng sẽ kế thừa vị trí tổng thống với quyền lực thu hẹp. Trong khi đó, trong khi các thành viên nội các dự kiến sẽ là nhân vật mới, chưa từng tham gia chính phủ.
Về cơ bản điều này cho phép ông Putin có nhiều lựa chọn sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024. Các lựa chọn đó bao gồm nhậm chức thủ tướng, trở thành người lãnh đạo hội đồng nhà nước hoặc thậm chí trở thành chủ tịch của một quốc hội mới, cực kì năng động
Lau nay đã có nhiều đồn đoán rằng ông Putin, từng là một sĩ quan KGB, có dự định duy trì một phần quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ để ảnh hưởng đến chính trường của quốc gia lớn nhất thế giới, và là một trong hai cường quốc hạt nhân lớn nhất.
Đã lãnh đạo Nga trong 20 năm, ông Putin đối với nhiều người là biểu tượng của sự bền vững. Tuy nhiên, nhiều người khác than phiền ông nắm quyền quá lâu. Và trong thời gian đó, lương hưu và mức sống của họ dần bị xói mòn, nghèo đói lan rộng và chăm sóc y tế yếu kém.
Ông Putin cho biết các đề xuất hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý
Bình luận (0)