Vào năm 2019, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nảy ra ý tưởng mua Greenland từ Đan Mạch nhưng bị nước này từ chối.
Hòn đảo gần Bắc Cực có ý nghĩa chiến lược đối với quân đội Mỹ, vì tuyến đường ngắn nhất từ châu Âu đến Bắc Mỹ chạy qua Greenland. Greenland giàu khoáng sản, dầu và khí đốt tự nhiên.
Những lo ngại về môi trường đã dẫn đến lệnh cấm khai thác dầu khí và việc khai thác vấp phải với sự phản đối của cộng đồng bản địa.
Khi được hỏi về mối quan tâm mới của ông Trump, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ. Nhưng bà nói rằng chỉ Greenland mới có thể xác định tương lai của mình.
Lãnh đạo Greenland Mute Egede đã nhiều lần nói rằng hòn đảo này không phải để bán và người dân nơi đây có quyền quyết định tương lai của mình.
Về mặt pháp lý, Greenland theo hiến pháp Đan Mạch. Bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của hòn đảo sẽ yêu cầu sửa đổi hiến pháp.
Năm 2009, Greenland được trao quyền tự trị. Điều đó bao gồm quyền tuyên bố độc lập, tách khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.
Trong những năm gần đây, phong trào đòi độc lập ở Greenland đã có động lực.
Kể từ năm 2019, các chính trị gia Greenland đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường thương mại và hợp tác với Mỹ. Nếu tách khỏi Đan Mạch, hòn đảo này có thể chọn liên kết với Mỹ.
Dù ủng hộ độc lập, người dân Greenland vẫn đang bị chia rẽ về thời điểm và tác động kinh tế tiềm tàng của quyết định này.
Ông Trump không loại trừ việc sử dụng các biện pháp quân sự hoặc kinh tế để tiếp quản Greenland.
Những bình luận này đã làm dấy lên mối quan ngại quốc tế. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot bác bỏ khả năng xảy ra xung đột với Mỹ, nhưng khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm biên giới chủ quyền nào của mình.
Bình luận (0)