Khác nhau về tên gọi nhưng những chương trình tín dụng như thế thực chất là viện trợ phát triển, không phải đầu tư trực tiếp mà cũng chẳng phải viện trợ tài chính thuần túy. Trung Quốc hiện có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới nên không ngừng tìm kiếm thị trường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác tiền tệ song phương trong thời gian qua. Chương trình tín dụng như trên giúp các nước Mỹ La tinh tiếp cận nguồn tài chính của Trung Quốc, quảng bá cho Trung Quốc và đề cao ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở khu vực. Đồng thời, điều này còn mở cửa thị trường cho doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Như vậy, dù không phải là hoạt động đầu tư nhưng chương trình trên vẫn tạo ra hiệu quả đầu tư và Trung Quốc lại được tiếng là giúp người dù bản chất là giúp chính mình.
Cách làm này khác với phương thức hợp tác phát triển truyền thống trên thế giới. Trung Quốc và các đối tác có thể thỏa thuận linh hoạt về mọi điều kiện kèm theo. Khi đó, lợi ích kinh tế thương mại quyết định mọi thứ mà không bị cản trở bởi nhân tố chính trị. Đồng tiền đi trước vốn được coi là đồng tiền khôn.
La Phù
>> Sứ mệnh ngoại giao khó khăn
>> Luẩn quẩn
>> Lợi anh, lợi ả
>> Bom nổ chậm
>> Lùi và lách
Bình luận (0)