Viên uống Omega-3 - Cứ hàng ngoại là an toàn?

15/10/2015 09:00 GMT+7

Rất nhiều cơ quan an toàn thực phẩm của Châu Âu đã cảnh báo về mức độ nguy hiểm của viên dầu cá Omega-3 chiết xuất từ nguồn cá bẩn.

Rất nhiều cơ quan an toàn thực phẩm của Châu Âu đã cảnh báo về mức độ nguy hiểm của viên dầu cá Omega-3 chiết xuất từ nguồn cá bẩn.

Hiểm họa Omega-3 nhiễm bẩn
Người tiêu dùng Việt Nam thường ưa chuộng hàng ngoại, hễ Omega-3 được giới thiệu là “hàng xách tay”, có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật, Châu Âu… là tin sái cổ, vội vàng mua ngay mà không cần suy xét. Thực tế, Omega-3 nhập khẩu chưa chắc đã sạch, dù là hàng ngoại hay hàng Việt Nam thì đều có thể là Omega-3 bẩn như nhau.
Gần đây, Cơ quan An toàn Thực Phẩm Ireland (FSAI) đã cảnh báo về các chất ô nhiễm đã được tìm thấy trong các viên nang dầu cá, như chất gây ung thư, chất độc dioxin, thủy ngân, PCBs… Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy cũng đã cảnh báo về việc bổ sung dầu cá bị ô nhiễm, đồng thời kêu gọi người dùng tránh xa các viên dầu cá có chất lượng “ảo” sau khi xét nghiệm thấy chúng có chứa các chất ô nhiễm vượt mức an toàn mà Châu Âu cho phép. Điều đáng nói là các nhà sản xuất và nhà cung cấp các viên dầu cá này lại đảm bảo rằng chúng không chứa các thành phần độc tố gây hại.
 
Omega-3 chiết xuất từ cá bẩn sẽ gây hại cho sức khỏe
Nhiều người vẫn nghĩ đơn giản rằng viên dầu cá nào cũng giống nhau, nhưng thực chất các sản phẩm bổ sung Omega-3 lại đòi hỏi những tiêu chuẩn sạch rất khắc khe. Omega-3 sạch phải được sản xuất tuân thủ theo một quy trình chế biến nghiêm ngặt, mà nguồn nguyên liệu sạch là khâu đầu tiên quyết định mức độ an toàn và chất lượng viên uống. Một số nhà sản xuất vì lợi nhuận đã xem nhẹ nguồn nguyên liệu cá để chiết xuất ra viên dầu cá, khiến việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Omega-3 sạch, làm sao để nhận biết?
Chỉ có Omega-3 sạch mới đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời phát huy được hết lợi ích của “dưỡng chất vàng” khi sử dụng lâu dài. Trong viên uống Omega-3 sạch sẽ không có các chất “bẩn” hay các độc tố gây hại, không bị nhiễm khuẩn trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Chỉ những viên uống Omega-3 nào đáp ứng được những yêu cầu về độ tinh khiết, cũng như đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới được cấp giấy chứng nhận về độ an toàn và chất lượng từ các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức khoa học uy tín trên thế giới như Eurofins Scientific, IFFO, IFRO RS… Sự chứng nhận này chính là tấm vé thông hành để sản phẩm Omega-3 sạch tìm được chỗ đứng trong một rừng Omega-3 thật giả lẫn lộn.
 
Người tiêu dùng cần thận trọng khi chọn lựa viên uống Omega-3
Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người đừng tiếc thời gian để tìm hiểu độ tin cậy của viên uống Omega-3 trước khi sử dụng:
• Để đảm bảo và yên tâm về nguồn gốc Omega-3, cần kiểm tra nguồn cá dùng để chiết xuất Omega-3 có được chứng nghiệm an toàn và chất lượng từ các tổ chức khoa uy tín như Eurofins Scientific, IFFO, IFRO RS… hay không?
• Để tránh dùng phải Omega 3 bẩn, kém chất lượng, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sản phẩm không có bao bì và nhãn mác rõ ràng, hay thiếu thông tin cụ thể về nhà sản xuất.
• Tìm hiểu thêm thông tin về Omega-3 sạch với các từ khóa tìm kiếm như Omega-3 nguồn cá sạch, Omega-3 sạch… để cập nhật các thông tin mới nhất, về danh sách các sản phẩm đạt chuẩn cũng như địa điểm mua hàng chất lượng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.