Khi đó toàn thế giới đã có 148.405 người bị nhiễm, 66.715 người bị nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế, 4.635 người chết vì Covid-19 và lây nhiễm đã xảy ra ở 117 nước và vùng lãnh thổ.
Kể từ đó dịch phát triển ra thêm 102 nước, số người nhiễm tăng lên 108.855.899 (tính đến 13.2.2020), số người đang phải điều trị tăng liên tục đạt đỉnh vào 30.1.2021 với 26,1 triệu người, đến 13.2.2021 giảm còn 25,4 triệu người. Tổng số người chết là 2,347 triệu người (bình quân 311 người chết/1 triệu dân). Tức là đại dịch Covid-19 xét trên phạm vi toàn cầu đang trải qua làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, đạt đỉnh vào 30.1.2021. Sau 325 ngày (từ 11.3.2020) đại dịch thế giới đã đạt đỉnh làn sóng lây nhiễm thứ 1
Khi Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu (11.3.2020), bình quân 1 triệu người dân thì có 9 người nhiễm đang được điều trị. Có thể coi đây chính là ngưỡng phân biệt giữa thế giới có lây nhiễm, nhưng chưa phải là dịch (dưới 10 người đang được điều trị/1 triệu dân) và thế giới đã có dịch (trên 10 người đang được điều trị/1 triệu dân).
Nói một cách khác, với công bố “Thế giới có đại dịch Covid-19” vào ngày 11.3.2020 của Tổ chức Y tế thế giới thì có thể coi mức độ lây nhiễm thể hiện qua chỉ số “Số người nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế trên 1 triệu dân là 10 người” là ngưỡng an toàn dịch của thế giới và có thể vận dụng để đánh giá tình hình lây nhiễm của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, bên cạnh các chỉ số khác như: tổng số người đã nhiễm tích lũy; số ca nhiễm mới mỗi ngày; tổng số người chết tích lũy; số người chết mỗi ngày. Các chỉ số này phụ thuộc vào dân số các nước nên không dùng để so sánh giữa các nước với nhau được.
Ngày 17.10.2020, tỷ lệ này trên thế giới là 1.166 người đang được điều trị/1 triệu dân, gấp hơn 116 lần lúc mới công bố có dịch và ngày 30.1.2021, bình quân toàn thế giới có 3.380 người bị nhiễm Covid-19 đang được điều trị/1 triệu dân, gấp 338 lần lúc mới công bố dịch.
|
Câu hỏi lúc này là: Khi nào thì mức độ lây nhiễm toàn cầu, đo bằng số người đang được điều trị tại các cơ sở y tế sẽ giảm xuống mức dưới 10 người/1 triệu dân, tức là còn lây nhiễm song không phải là còn có dịch, như trước ngày 11.3.2020?
Hiện nay chưa có cơ sở khoa học để đưa ra dự báo này, vì điều kiện, phương pháp phòng dịch trong thời gian tới sẽ rất khác giai đoạn trước 1.2.2021, tức là khi vaccine phòng Covid-19 chưa được sử dụng rộng rãi và việc các vaccine có tác dụng thế nào với các biến thể của virus Covid-19 chưa biết được.
Một cách rất sơ bộ và rất lạc quan thì có thể ước đoán: thời gian dịch bùng phát từ 11.3.2020 đến lúc đạt đỉnh lần 1 vào 30.1.2021 là 325 ngày, thì thời gian dịch giảm dần đến mức còn lây nhiễm song không còn dịch cũng khoảng 325 ngày. Tức là sớm nhất thì cuối năm 2021, đầu năm 2022 thế giới sẽ không còn dịch, song vẫn còn lây nhiễm ở quy mô nhỏ ở nhiều nước. Tức là thế giới chuyển sang trạng thái bình thường mới: có lây nhiễm, song không có dịch. Tuy nhiên khi đó ở một số nước vẫn có thể còn dịch, với tỉ lệ người nhiễm phải được được điều trị vượt mức 10 người/1 triệu dân. (còn tiếp)
Bình luận (0)