Bloomberg dẫn thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay tốc độ tăng trưởng của các nước Asean 5 - tức Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam - sẽ vượt 5% đến năm 2022. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trung bình ở các nước Bắc Á là 3%.
Nhà kinh tế Weiwen Ng của Australia & New Zealand Banking Group ở Singapore cho hay: “Có thể có sự kết hợp của những yếu tố tích cực như nhân khẩu học thuận lợi cho các nước Đông Nam Á”, điều này sẽ thúc đẩy chi phí lao động thấp hơn và mức tiêu thụ nội địa lớn hơn. Chuyên gia Weiwen nói thêm: “Bắc Á đang ở giai đoạn trưởng thành hơn của sự phát triển, vì vậy được kỳ vọng có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn”.
|
Trong khi các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Hồng Kông đều chứng kiến mức giảm trong lực lượng lao động kể từ năm 2015, Đông Nam Á có dân số trong độ tuổi lao động tăng tiếp đến năm 2020, theo ước tính của Nomura Holdings. Đơn cử, số dân từ 15 đến 65 tuổi của Philippines được dự báo tăng 1,9%. Số liệu này của Malaysia là 1,6%.
Triển vọng phát triển kinh tế mạnh của khu vực đang thu hút nhiều doanh nghiệp như Coca-Cola, hãng đang mở rộng ở Việt Nam, Myanmar. Apple cũng xây dựng các trung tâm nghiên cứu ở Indonesia, Heineken thì cạnh tranh với Anheuser-Busch InBev, Asahi Group Holdings và Kirin Holdings để giành một phần của hãng sản xuất bia lớn nhất Việt Nam.
|
Triển vọng nhân khẩu học khác biệt là yếu tố ảnh hưởng đến quỹ đạo tăng trưởng của từng nước trong khu vực. Già hóa dân số sẽ kiềm chế tốc độ tăng trưởng tiềm năng của tất cả các nền kinh tế lớn ở Bắc Á trong nhiều năm tới, trong khi kinh tế các nước Đông Nam Á, trừ Singapore, lại đi lên, ngân hàng Nomura nhận định.
Nhiều nước Đông Nam Á cũng đang tăng cường dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và đầy tham vọng. Theo Ernst & Young, chi tiêu cơ sở hạ tầng của 10 thành viên thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean) đạt trung bình 110 tỉ USD/năm đến năm 2025. Những dự án này sẽ cải thiện hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và con người trên khắp Asean. Dù vậy, ông Max Lod, đối tác quản lý khu vực Asean và Singapore của Ernst & Young, cho rằng quy mô lớn của các dự án sẽ làm phát sinh nhiều trở ngại.
“Thật không may, sẽ luôn có rào cản khi bạn cố gắng thực hiện. Một số dự án cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia, vì vậy bản phải điều hướng được môi trường chính trị, xã hội và kinh tế”, ông Loh nói.
tin liên quan
VN sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế hàng đầu Đông Nam ÁDù có thể bị ảnh hưởng trước tình trạng trì trệ của Trung Quốc, nhưng các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn đủ sức đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 3.5.
Bình luận (0)