Võ sư Trần Cửu sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ học, ông là con thứ 9 trong gia đình võ sư Trần Lâm, một "hầu nhân" đích thực của hầu quyền Thiếu Lâm tự theo võ phái Đại thánh bát quái môn. Năm lên 6 tuổi tai hoạ ập tới với ông, những cơn sốt kéo dài sau đó là những cơn co giật mạnh khiến ông bị câm điếc từ thời điểm đó. Nhưng bù lại, võ sư Trần Cửu lại có một trí nhớ hơn người.
Phát hiện ra khả năng, sự thông minh, nhạy bén của ông, cố võ sư Lưu Hào Lương, là bạn của cha ông, đã biến đổi thế võ phái Thiếu Lâm Châu Gia thành hầu quyền để truyền dạy cho ông.
Ngày ngày, ngoài việc chăm lo thuốc thang cho đệ tử, võ sư Lưu Hào Lương còn cho Trần Cửu làm quen dần với võ đạo, tập đi quyền, vận khí công để thoát khí, thông vòm họng. Thế nhưng những di chứng của căn bệnh quái ác vẫn đi theo ông đến cuối cuộc đời. Không chỉ vậy, võ sư Trần Cửu còn đặc biệt với dáng người “tí hon” của mình, ông chỉ cao có 1m40.
|
Tuy nhiên, ông trời không lấy đi của ai tất cả, bù lại Trần Cửu lại có một trí nhớ cực kỳ tốt cùng với khả năng nhạy bén, thông minh chính là những yếu tố để võ sư Lưu Hào Lương quyết định chọn cậu học trò đặc biệt này để ruyền thụ bí quyết hầu quyền môn.
Hầu quyền là một loại hình chính yếu trong hình tượng quyền, nó rất được mến chuộng vì việc diễn luyện hầu quyền đòi hỏi không những thể hiện được động tác giống loài khỉ mà còn diễn cảm những cá tính của loài này.
Hầu quyền mô phỏng trực tiếp tính hiếu động của loài khỉ, buộc mọi phần cơ thể đều hoạt động nên có tác động rất tốt đến sức khoẻ người tập luyện. Những động tác ở thân và tay chân tất cả đều rập khuôn động tác của loài khỉ, chúng giúp phát triển thể lực người tập. Những động tác lách tránh hay nhào lộn giúp cho cơ thể linh hoạt. Động tác nhanh nhạy của đôi bàn tay hoặc bàn chân thích hợp cho việc phát triển kình lực trong cơ thể.
Hầu quyền lấy sự nhanh nhẹn, né tránh nhanh và cảnh giác làm trọng yếu, người luyện thường mút môi lại khi thi triển chiêu thức, lấy nhào lộn, nhảy, chụp bắt làm sở trường. Hầu quyền được xếp vào những bộ quyền ác hiểm hàng đầu vì các chiêu thức đều nhắm tới các yếu huyệt trên người đối phương như mắt, yếu hầu...
Thời gian cứ trôi đi, võ sư Trần Cửu vẫn ngày ngày luyện võ. Thời gian gắn bó với Hầu quyền của Trần Cửu cũng đã qua hơn nửa thế kỷ. Có nhiều người nói vì quá mê võ nên ông đã chẳng màng tới chuyện cưới vợ sinh con.
Vì thế đến lúc ‘nhắm mắt xuôi tay’, võ sư Trần Cửu vẫn sống đơn độc. Nhưng tất nhiên, ông không hề cô đơn bởi xung quanh vẫn có rất nhiều đệ tử trung thành, vẫn ngày ngày luyện tập cùng với ông và xem ông như một người cha.
|
Trước đây, nếu có dịp thưởng ngoạn nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của Nhơn Nghĩa Đường, người hâm mộ chắc chắn sẽ không quên được hình ảnh một vị võ sư lớn tuổi với thân hình ‘thấp bé nhẹ cân’ nhưng lại múa hầu quyền rất lạ và hấp dẫn.
Với mong muốn phái võ Châu Gia được truyền bá khắp đất nước như di nguyện của sư tổ, võ sư Trần Cửu lúc sinh thời hằng ngày đều đến Nhơn Nghĩa Môn đệ của Trần Cửu đến nay đã lên con số hàng ngàn người không chỉ những người trong nước mà còn có rất đông người nước ngoài, chủ yếu là đến từ Hồng Kông, Đài Loan...
Vĩnh biệt cố võ sư Trần Cửu, vĩnh biệt truyền nhân cuối cùng của hầu quyền Thiếu Lâm Châu Gia, vĩnh biệt một huyền thoại là tấm gương của biết bao người, ông đại diện cho ý chí vươn lên mạnh mẽ, một tinh thần thép có sức lan tỏa mạnh mẽ ra toàn xã hội, cổ vũ những người khuyết tật tự tin sống theo phương châm “tàn nhưng không phế”, quyết tâm chiến thắng số phận.
Bình luận (0)