Lừa đảo dây chuyền
TAND TP.Hà Nội vừa kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ án đặt phòng khách sạn trên toàn thế giới theo hình thức kinh doanh đa cấp điện tử. Cầm đầu đường dây này là bị cáo Lâm Phúc Hùng (57 tuổi, trú tại P. Quang Trung, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holyday Đông Nam Á.
tin liên quan
Trùm lừa đảo kinh doanh đa cấp về khách sạn lĩnh án 14 năm tùĐường dây của Lâm Phúc Hùng (57 tuổi, ở TP.Hà Nội) lập ra Câu lạc bộ du lịch rồi lôi kéo hơn 11.000 người tham gia kinh doanh đa cấp dưới hình thức đặt phòng khách sạn để chiếm đoạt 79 tỉ đồng.
Theo truy tố, từ tháng 2.2010, bị cáo Hùng truy cập vào trang có tên Usdianmondholyday.com thì phát hiện ra mô hình kinh doanh thương mại điện tử đa cấp, có gói sản phẩm đặt phòng du lịch ở các khách sạn, resort 3 - 5 sao trên toàn thế giới, với giá 325 USD/ mã số ID (mã đặt phòng). Sau đó, Hùng bàn bạc với một số đồng phạm mở ra mô hình Câu lạc bộ Du khách để lôi kéo người khác tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đa cấp theo “phiên bản Việt”.
Cụ thể, nếu ở trang Usdianmondholyday.com đưa ra cách thức trả thưởng cho người tham gia là tiền ảo thì mô hình của Hùng, việc trả thưởng thực hiện bằng tiền thật. Hùng cùng các đồng phạm đã soạn thảo ra nhiều tài liệu để quảng bá, tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua gói dịch vụ đặt phòng tại Câu lạc bộ Du khách.
Nếu một người nộp 340 USD tham gia vào hệ thống thì được xếp vào 1 bàn Du khách (gọi là bàn Vàng), khi đủ 15 người thì người ở vị trí bàn trưởng, đồng thời được chuyển sang ngồi ở bàn Kim Cương, còn bàn Vàng lúc này tự tách ra thành 2 bàn mới để thu hút thêm thành viên tham gia. Muốn trở thành trưởng bàn thì người tham gia phải tìm mọi cách để lôi kéo người khác tham gia. Ở mỗi cấp độ người tham gia đều có mức thưởng, với “chức” trưởng bàn Kim Cương được thưởng tới 15 ngàn USD, xe ô tô và các chuyến đi du lịch…
Chỉ trong thời gian rất ngắn, mô hình kinh doanh được mệnh danh là chương trình “vừa du lịch vừa kiếm tiền” đã thu hút được hàng ngàn người tham gia. Đến tháng 7.2010, Hùng và các đồng phạm đã thành lập công ty Diamond, sau đó liên kết với một số doanh nghiệp khác để lừa đảo.
Ăn “trái đắng”
Phiên tòa đã kéo dài tới hơn 20 ngày, bởi số bị hại trong vụ án này lên tới 2.000 người, trong đó bị hại trực tiếp đến tòa thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình là hơn 200 người.
Trước tòa, các bị hại đều cho rằng, các bị cáo trong vụ án đã quảng bá thông tin sai sự thật, đưa ra nhiều lời mời chào và phần thưởng hấp dẫn, nhưng thực tế là lừa đảo. Những người tham gia đăng ký đặt phòng đi du lịch thì không thực hiện được, đồng thời nếu họ không lôi kéo được người khác tham gia sẽ bị mất số tiền đã nộp cho các bị cáo.
Các cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 2.2010 -13.2011, bị cáo Hùng cùng các đồng phạm trong vụ án đã chiếm đoạt khoản tiền gần 80 tỉ đồng của khoảng 10.700 bị hại, nhưng đến thời điểm xét xử mới chỉ làm rõ được hơn 2.000 bị hại. Riêng Hùng chiếm hưởng khoản tiền 8,5 tỉ đồng và bị tuyên phạt 14 năm tù giam về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số nhằm chiếm đoạt tài sản.
tin liên quan
Hậu quả khó lường từ “trò lừa du lịch kiếm tiền”Dưới góc nhìn của các chuyên gia pháp luật và cơ quan chức năng, kiểu kinh doanh mà Thanh Niên phản ánh trong bài Trò lừa du lịch kiếm tiền đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật VN.
Từ tháng 7.2010. Báo Thanh Niên đã đăng tải một số bài viết phản ánh Câu lạc bộ du khách, Công ty Dianmon và chương trình “vừa du lịch vừa kiếm tiền” chỉ là trò lừa đảo.
Thời điểm đó, Tổng cục Du lịch cho biết, sẽ kiểm tra rà soát các hiện tượng mà báo chí nêu và có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên phải gần 2 năm sau (tháng 3.2012), cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Long Biên, TP.Hà Nội mới khởi tố vụ án.
|
Bình luận (0)