Theo ông Cường, nguyên nhân của vấn đề này là vì DN đang tổ chức rất manh mún, tự cạnh tranh lẫn nhau, không có công ty đủ lớn để tạo sức cạnh tranh quốc tế. Vấn đề quan trọng hiện nay là chúng ta nên khép lại các cuộc tranh cãi và các bên nên ngồi lại với nhau để thảo luận và tìm giải pháp để phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững vì lợi ích của quốc gia, dân tộc và của hàng chục triệu nông dân trồng lúa. Chúng ta phải cùng nhau đoàn kết, thống nhất để bước chân ra thị trường quốc tế chứ không thể mãi tranh cãi và cạnh tranh nhau như vậy.
VN hiện có 2 hiệp hội liên quan tới lúa gạo là Hiệp hội Lương thực VN (VFA) và Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo VN (VIETRISA); các hiệp hội này cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc xây dựng sức mạnh tập thể cho ngành hàng. Để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, cần có sự góp sức tích cực cũng như đóng vai trò điều phối, dẫn dắt của các hiệp hội ngành hàng.
Trước đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã có văn bản hỏa tốc gửi VFA yêu cầu xác minh thông tin việc DN xuất khẩu gạo "bỏ thầu giá thấp" có thể vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Chuyện bắt nguồn từ khi Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5, trong đó 2 DN VN trúng thầu với giá rất thấp. Cụ thể, nếu so với giá gạo VFA công bố 587 USD/tấn thì giá trúng thầu của Công ty Lộc Trời thấp hơn đến 24 USD/tấn, còn Công ty Thuận Minh thấp hơn 22,5 USD/tấn. Trong khi đó, các DN quốc tế trúng thầu với giá thấp nhất 621,5 USD/tấn - cũng là giá chào ban đầu; còn giá gạo trúng thầu cao nhất tới 629 USD/tấn, chỉ giảm 4 USD/tấn so với giá chào thầu, và giá trúng thầu này cao hơn giá của Công ty Lộc Trời đến 66 USD/tấn.
Bình luận (0)