>> Thành lập đoàn kiểm tra vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2
>> Vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 do thi công ẩu
>> Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2: Địa phương không nắm hồ sơ?
Trao đổi với Thanh Niên Online qua điện thoại, ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Gia Lai, cho biết UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Công thương và các Sở liên quan lập phương án di dân cụ thể, tham mưu cho UBND tỉnh.
|
Trước đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đào Xuân Liên đã ký công điện khẩn về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.
Công điện này cũng đề cập đến việc xây dựng phương án ứng phó kịp thời với sự cố vỡ đập, di dời dân đến nơi an toàn, giảm nhẹ đến mức thấp nhất về thiệt hại tài sản của Nhà nước và nhân dân khi sự cố xảy ra.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 34 thủy điện đang vận hành, 8 công trình thủy điện đang thi công, 14 dự án thủy điện đang lập hồ sơ (đã thu hồi 9 dự án) cùng rất nhiều công trình đập thủy lợi.
|
Theo ông Huỳnh Ngọc Tục, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai, Sở này đã kiến nghị Bộ Công thương và UBND tỉnh Gia Lai đề xuất Chính phủ sớm ban hành một nghị định về xử phạt các hành vi vi phạm trong công tác quản lý an toàn đập thủy điện.
Tại Gia Lai, mặc dù mùa mưa đã bắt đầu, nhưng hiện chỉ mới có 9/34 nhà máy thủy điện đang vận hành có kiểm định an toàn đập; 14/34 thủy điện có phương án bảo vệ đập; 13/34 thủy điện có phương án phòng chống bão lụt, phương án chống lũ cho vùng hạ du đập. |
Bài, ảnh: Quốc Anh
>> Vỡ đập thủy điện Ia Krel 2: Do thi công sai thiết kế
>> Bộ trưởng Xây dựng: Đang điều tra nguyên nhân vỡ đập thủy điện Ia Krel 2
>> Vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2
>> Cảnh hoang tàn sau sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krel 2
>> Vỡ đập thủy điện, thiệt hại hàng chục héc ta hoa màu
>> Vỡ đập ở Đức, hàng chục ngàn người sơ tán
Bình luận (0)