Tự động phát
Năm 2020, Nguyễn Thị Cao Thi ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hăm hở khởi nghiệp với mô hình trồng ớt sạch. Một năm sau, khi sắp đến ngày nhận thành quả, cô gái 27 tuổi lại đối diện với khó khăn: đại dịch Covid-19 ập tới, vườn ớt gần khu vực phong tỏa nên không ai được vào. 9X Đắk Lắk phải chịu cảnh trắng tay, nhận khoản nợ 1 tỉ đồng.
Chị Nguyễn Thị Cao Thi đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình trồng ớt sạch để xuất khẩu |
SẦM ÁNH |
Cao Thi đặt quyết tâm không bỏ cuộc trước những khó khăn ban đầu, chọn đi lại con đường gian nan: tiếp tục trồng ớt sạch để xuất khẩu. Nhìn thấy được hiệu quả của việc sử dụng công nghệ cao canh tác, Cao Thi mạnh tay đầu tư để tiết kiệm nhân công, giải quyết vấn đề thiếu nước tại vùng biên giới nơi mình sinh sống.
Chị Thi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và nhân công vận hành |
sầm ánh |
Màng phủ nông nghiệp được chị Thi sử dụng để hạn chế cỏ dại |
sầm ánh |
Để có thể đứng trên 5 hecta trồng ớt tại quê nhà, cô gái trẻ đã không ngừng nỗ lực, không ngừng cải tiến, cùng người dân áp dụng các phương thức canh tác hiện đại. Cao Thi cho biết, mỗi hecta mình làm chủ sẽ mang lại thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ hết các chi phí.
Cao Thi sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ công việc làm cho người dân địa phương |
sầm ánh |
Có được thu nhập ổn định, cô gái 9X còn mong muốn tạo việc làm cho người dân địa phương, thậm chí ai mong muốn học hỏi mô hình đều được sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ.
Bình luận (0)