Tự cứu mình
Các chiêu trò của những kẻ cố tình lừa đảo, nhất là qua mạng internet ngày càng hiện đại, tinh vi. Việc lừa đảo còn thực hiện bằng email, như gửi email đến khách hàng thông báo tài khoản ngân hàng, tài khoản Facebook bị khóa, phải đăng nhập vào trang web (dẫn đường link) rồi yêu cầu khai báo.
Người tiêu dùng nhẹ dạ sẽ khai báo và bị mất dữ liệu, từ đó bị kẻ lừa đảo lấy tài khoản và lấy tiền. Vì vậy, bản thân người dùng phải tự bảo vệ mình trước vấn nạn này.
Đoàn Minh Cường (Q.3, TP.Đà Nẵng)
Dấu hiệu nhận biết
Theo kinh nghiệm của tôi, các trang web giả mạo thường có nội dung rất nghèo nàn. Một trang web “chính chủ” thì ngoài trang chủ còn có các tin tức liên quan về trang web, về công ty trên báo chí, các giao diện rất dày thông tin, có cả thông tin liên hệ và người tư vấn trực tuyến. Hơn thế, do đa số người lập trang web giả ở nước ngoài hoặc người ở trong nước nhưng trình độ văn hóa kém hoặc do trang web được lập vội vàng nên thường có lỗi chính tả nghiêm trọng, nghèo ngữ pháp, dấu chấm phẩy đặt lung tung. Nói chung, nhìn vào trang web giả nếu tinh ý sẽ thấy nó rất mập mờ, nghèo nàn.
Hồ Công Đông (P.6, Q.8, TP.HCM)
Đủ kiểu lừa
Công nghệ thông tin phát triển mạnh mang lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích, đồng thời cũng kéo theo không ít phiền toái lẫn tổn thất. Hiện có quá nhiều trang web mua bán hàng hóa, vé tàu, du lịch, nạp card, ngân hàng… nên người tiêu dùng không thường xuyên mua hàng qua mạng rất dễ bị nhầm lẫn. Với bà con Việt kiều ở xa hoặc người nước ngoài ít nắm thông tin lại càng dễ nhầm lẫn vì lâu lâu mới vào mạng để mua vé tàu, xe hay hàng hóa tại VN.
Võ Thị Vân (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM)
Nguyễn Hoàng Minh (Bến Lức, Long An)
Phan Hoài Phương (Q.4, TP.HCM)
T.T - Duy Khang (thực hiện)
|
Bình luận (0)