• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Xác ướp Ai Cập có liên quan vụ tắc nghẽn kênh đào Suez?

05/04/2021 08:46 GMT+7

Nhiều sự việc nghiêm trọng liên tiếp xảy ra tại Ai Cập như kênh đào Suez tắc nghẽn , hai xe lửa đâm nhau, một nhà máy dệt may bị cháy và một tòa nhà sụp đổ,...làm dấy lên đồn đãi về lời nguyền của các pharaoh đã quay trở lại.

Tối 3.4 (giờ địa phương), lễ rước xác ướp của 22 vị pharaoh và các nữ hoàng quyền lực nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại đến nơi an nghỉ mới đã được tổ chức tại thủ đô Cairo (Ai Cập).
Trong vòng vây an ninh chặt chẽ, các xác ướp đã được đưa qua quãng đường 7km, bắt đầu từ Bảo tàng Ai Cập đến Bảo tàng Quốc gia Các nền văn minh Ai Cập. Toàn bộ tuyến đường bị cấm đi lại trong thời gian diễn ra sự kiện long trọng và kênh truyền hình quốc gia tổ chức truyền hình trực tiếp tại hiện trường.

Các xác ướp hoàng gia được di chuyển theo đoàn xe từ Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir đến Bảo tàng Quốc gia Các nền văn minh Ai Cập ở Fustat, Cairo (Ai Cập), ngày 3.4

Reuters

Được gọi là “Đoàn rước vàng của các pharaoh”, tổng cộng 18 xác ướp của vị vua và 4 nữ hoàng đã được di chuyển trên các xe riêng trang trí theo kiểu Ai Cập cổ đại, theo thứ tự niên đại cổ nhất đến gần đây.
Tuy nhiên, những người mê tín lại tỏ ra lo sợ sau khi xâu chuỗi một loạt các sự cố xảy ra ở Ai Cập trước thềm lễ rước, từ vụ nhà máy dệt may cháy hôm 11.3 khiến ít nhất 20 người thiệt mạng; hai xe lửa đâm nhau hôm 26.3 làm 8 người chết; tòa nhà dân cư sập hôm 27.3 khiến ít nhất 18 người chết ở Cairo, đến vụ tắc nghẽn kênh đào Suez làm gián đoạn các thị trường trên toàn cầu (23-29.3).

Một xác ướp pharaoh trong quá trình vận chuyển từ Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir đến Bảo tàng Quốc gia Các nền văn minh Ai Cập ở Fustat, Cairo (Ai Cập), ngày 3.4

Reuters

Nguồn gốc của cái gọi là “lời nguyền các pharaoh” xuất phát từ một dòng chữ được tìm thấy tại mộ của pharaoh Tutankhamun với nội dung “cái chết sẽ ập đến nhanh chóng cho những kẻ dám quấy rầy nơi yên nghỉ của vị vua”.
Một trong những nhà tổ chức lễ rước là nhà Ai Cập học Zahi Hawass đã bác bỏ những tin đồn trên, khẳng định chẳng có cái gọi là “lời nguyền của các pharaoh”. Trước đó, các xác ướp pharaoh cũng đã được di chuyển vào năm 1881, đưa khỏi Luxor lên tàu và trải qua cuộc hành trình suốt 3 ngày trước khi đến Cairo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.