Chiều nay 5.1, UBND TP.HCM họp thường trực ban điều hành đề án “thành phố thông minh” với sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.
|
Ông Dương Anh Đức cho biết 4 trung tâm này là 4 trụ cột của đề án “thành phố thông minh”. Nếu như không có 4 trung tâm này, thì đề án khó có thể triển khai mang lại hiệu quả.
Liên quan đến việc xây dựng chiến lược phát triển, việc hình thành trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo là điều kiện tiên quyết.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông cho biết để xây dựng trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố phải có hệ thống, số hóa thông tin cơ sở chuyên ngành, có cơ sở dữ liệu dân cư, quản lý hết toàn bộ... Từ cơ sở này mình có thể quản lý được con người; cần phải số hóa bản đồ địa hình, bản đồ địa chính để quản lý được giao thông và nhiều mảng khác...
tin liên quan
Từ 24.11, người dân TP.HCM ngồi nhà cũng lấy được thông tin quy hoạchTheo ông Trần Vĩnh Tuyến, hiện nay TP.HCM có Cục thống kê, Viện nghiên cứu phát triển..., nhưng trên thực tế việc xây dựng kế hoạch 5 năm, hoặc dài hơn thì còn không ít hạn chế.
“Bản thân tôi có tham gia vào việc xây dựng chỉ tiêu phát triển, nhưng xin nói thật là có những con số chỉ tiêu của mình đưa ra đều án chừng hết”, ông Tuyến nói và cho rằng tính toán tăng trưởng cần phải tính toán tổng thể trên cơ sở có dữ liệu chính xác. Từ đó có thể tính toán được 5 năm tới TP.HCM phát triển như thế nào, và muốn đạt được mức tăng trưởng đó thì điều kiện cần và đủ là gì...
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, đề án “thành phố thông minh” ở giai đoạn cơ bản thông qua, mới triển khai thực hiện những phần việc đầu tiên. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể sẽ thành lập tổ tác nghiệp trực tiếp với đơn vị liên quan, xác định hệ thống, xây dựng cơ sở vật chất của từng trung tâm.
UBND TP.HCM chọn UBND Q.1, Q.12 và Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) thí điểm triển khai xây dựng đề án “thành phố thông minh”.
Cuối tháng 11.2017, UBND TP.HCM phê duyệt đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”, góp phần đảm bảo một môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn.
Theo UBND TP.HCM, việc thực hiện đề án nhằm giải quyết các thách thức chính hiện nay của thành phố như dân số tăng; kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững; việc quản trị đô thị, bao gồm công tác dự báo, quy hoạch và điều hành của thành phố còn bất cập; chất lượng phục vụ người dân về y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, hành chính công... chưa tốt.
|
Bình luận (0)