Xem nhanh: Ngày 249 chiến dịch quân sự, Nga trả đũa mạnh sau khi Hạm đội biển Đen lại trúng đòn Ukraine
Ngày hôm nay 31.10, thủ đô Kyiv và nhiều thành phố trên khắp Ukraine lại bị tên lửa Nga tấn công. Động thái này diễn ra sau khi Moscow cáo buộc Kyiv tấn công vào Hạm đội Biển Đen vào 2 ngày trước.
Tự động phát
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Oleg Nikolenko cho biết tên lửa đã bắn trúng cơ sở hạ tầng năng lượng ở Kyiv và các thành phố khác, gây mất điện và nước.
Việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã gây ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng Cuba khi Liên Xô cũ và Mỹ tiến gần đến chiến tranh hạt nhân.
Hãng tin Reuters ngày 30.1 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông hy vọng Tổng thống Mỹ Joe Biden có sự khôn ngoan để đối phó với một cuộc đối đầu toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói tình hình có những điểm tương đồng với hồi năm 1962, chủ yếu là do Nga hiện đang bị vũ khí phương Tây đe dọa tại Ukraine.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov.
Cũng liên quan đến quan hệ Nga-Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin mới đây cũng tiết lộ điều kiện để hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Vladimir Putin gặp nhau.
Mới đây người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine đã nêu các điều kiện để Kyiv và Moscow có thể đàm phán hòa bình. Như chúng ta đều có thể đoán được, các điều kiện này bao gồm Nga phải chấm dứt cuộc chiến và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Ông Oleh Nikolenko, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine, nói nếu thật sự muốn đàm phán, Nga đã không liên tục phá hủy hạ tầng năng lượng Ukraine, động viên thêm binh sĩ hay chặn nguồn xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước đó nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán với Ukraine và đang chờ đợi phương Tây "đưa ra một số cách tiếp cận nghiêm túc giúp làm dịu căng thẳng và có tính đến lợi ích và an ninh của Nga".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng tuyên bố sẵn sàng đàm phán của Ngoại trưởng Nga chỉ nhằm "câu giờ" trong bối cảnh quân đội Nga đang gặp khó khăn tại Ukraine.
Moscow hôm 29.10 tuyên bố tạm dừng tham gia thỏa thuận biển Đen với lý do không thể "đảm bảo an toàn cho các tàu dân sự" sau một vụ tấn công nhắm vào Hạm đội biển Đen của Nga.
Tuy nhiên, bất chấp điều này, Trung tâm Điều phối chung (JCC) ở Istanbul tối 30.10 cho biết LHQ, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí cho 16 con tàu tiếp tục di chuyển.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về động thái của Nga và đã hoãn chuyến công du nước ngoài để cố gắng khôi phục thỏa thuận, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) cũng có động thái tương tự.
Theo các nhà phân tích, sau động thái của Nga, giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago đã tăng hơn 5% vào hôm 31.10 vì cả Nga và Ukraine đều nằm trong số các nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
Liên quan đến tình hình chiến sự, Bộ Quốc phòng Nga ngày 30.10 tuyên bố quân đội Nga đã đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine ở 3 tỉnh Kharkiv, Kherson và Luhansk.
Theo hãng tin TASS, Nga cũng cáo buộc pháo binh Ukraine đã bắn phá gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhưng tình hình phóng xạ vẫn bình thường. Tuyên bố này chưa thể được xác minh độc lập.
Ngược lại, một quan chức Ukraine cho biết Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực Zaporizhzhia vào khoảng 8 giờ sáng ngày 31.10.
Hôm 30.10, người đứng đầu chính quyền quân sự-dân sự tỉnh Lugansk của Ukraine Serhii Haidai cho biết quân đội Nga đã phải đánh sập một cây cầu bắc ngang qua sông Krasna nhằm ngăn chặn đà tiến công của quân đội Ukraine.
Trước đó, các lực lượng Nga cũng đã phá hủy một cây cầu ở Kremennaya nhằm bảo vệ phòng tuyến trước các đợt tiến công của quân đội Ukraine.
Luhansk là tỉnh miền đông Ukraine ma Nga đã kiểm soát hầu hết vào tháng 7, tuy nhiên hiện đang đứng trước sức ép rất lớn. Ukraine đang mở đợt phản công mạnh vào khu vực này, sau khi đã giành nhiều thắng lợi trong những đợt phản công trước đó ở Kharkiv.
Và tại Kharkiv, sau khi quân Nga rút đi, phóng viên hãng tin Reuters của Anh đã tiếp cận được với một kho tài liệu lớn ở nơi từng là sở chỉ huy của lực lượng Nga đóng tại đây.
Bình luận (0)