Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè

28/10/2013 08:23 GMT+7

Thực ra, "xếp hàng" hiểu theo kiểu miền Nam là sẵn sàng đứng chờ đôi ba phút để có được một chỗ ngồi trong quán. Hoàn toàn khác với cảnh xếp hàng dài chờ ăn phở Bát Đàn ở Hà Nội. Mà quả thật rất khó tìm được một chỗ ngồi ở tiệm mì Lương Ký dưới chân cầu Thị Nghè (Bình Thạnh) này. Đặc biệt là sau 6h chiều, rất nhiều khách cảm thấy khó chịu khi phải chen chúc ngồi ăn, đôi khi phải ngồi sát vào nhau mới đủ chỗ. Đó là chưa kể phải chờ khá lâu mới có được món mình gọi. Nhiều thực khách phải chọn cách mua mang về vì không thể chờ quá lâu. Ở Lương Ký, món khi đến không thể không gọi chính là mì vịt tiềm. Điều gì khiến cho món mì này đặc biệt như vậy?

 Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè 1
Phần mì vịt tiềm trứ danh của Lương Ký

Thực ra, "xếp hàng" hiểu theo kiểu miền Nam là sẵn sàng đứng chờ đôi ba phút để có được một chỗ ngồi trong quán. Hoàn toàn khác với cảnh xếp hàng dài chờ ăn phở Bát Đàn ở Hà Nội.

Mà quả thật rất khó tìm được một chỗ ngồi ở tiệm  Lương Ký dưới chân cầu Thị Nghè (Bình Thạnh) này. Đặc biệt là sau 6h chiều, rất nhiều khách cảm thấy khó chịu khi phải chen chúc ngồi ăn, đôi khi phải ngồi sát vào nhau mới đủ chỗ. Đó là chưa kể phải chờ khá lâu mới có được món mình gọi. Nhiều thực khách phải chọn cách mua mang về vì không thể chờ quá lâu.

Ở Lương Ký, món khi đến không thể không gọi chính là mì vịt tiềm. Điều gì khiến cho món mì này đặc biệt như vậy? 

 Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè 2
"Bộ ba" làm nên thành công của mì vịt tiềm: đu đủ bào, tương ngọt và xốt mù tạt

Đầu tiên phải kể đến "bộ ba" bao gồm đu đủ bào, tương ngọt, và xốt mù tạt. Đu đủ bào dai dai rất hợp vị với món mì, miếng vịt tiềm bỏ ra dĩa riêng thì phải chấm phải tương ngọt và mù tạt. Mù tạt ở đây khác với loại wasabi (Hòa Tá Bì) thường thấy trong ẩm thực Nhật Bản, mà là đọc trại đi từ "mustard sauce", loại xốt phổ biến thường thấy trong các món Tây. Cách kết hợp độc đáo này có lẽ bắt nguồn từ người Hoa gốc Hải Nam vốn nấu đồ Tây theo kiểu Hoa rất khéo léo, cũng như kết hợp hài hòa cách nấu và gia vị của 2 trường phải ẩm thực này với nhau.

Mì vịt tiềm ở Sài Gòn chỉ có thể tìm thấy trong các tiệm mì của người Hoa. Tuy nhiên, nhiều chủ quán ở Sài Gòn lại quả quyết “ở bên Trung Hoa không có món này”.

Trong hồi ức của một người Sài Gòn thì "trước kia, vùng Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze, mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này". Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món "tủ" của người Hoa.

 Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè 3
Mì khô thập cẩm cũng là món nên thử

Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè 4
Sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu gọi thêm tôm

Gọi là mì vịt tiềm chứ quả thực vị của món này lại rất khác biệt so với các món tiềm hay hầm thuốc Bắc. Vịt được tẩm ướp theo bí quyết riêng rồi tiềm trong nồi nước lèo là xương hầm và các vị thuốc Bắc cho đến khi chín mềm. Khi bưng ra có mùi thơm đặc trưng, chỉ ngửi thôi đã thấy nôn nao rồi.

Bên cạnh mì vịt tiềm là món chính, quán còn có nhiều món mì, hủ tiếu, bún gạo khá hấp dẫn. 1 tô mì thập cẩm chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi sự cân bằng của các gia vị với nhau, đặc biệt là phần tốp mỡ và cải xá bấu (thấy rõ nhất khi ăn khô). Với xá xíu, phá lấu cùng những con tôm tươi ngon, đây cũng là món nên thử khi cất công ghé qua đây.

 

Một địa chỉ hấp dẫn để trải nghiệm món mì vịt tiềm gia truyền. Trong một không gian không lấy gì làm rộng rãi tận trong khu chợ Thị Nghè, người ta vẫn sẵn sàng chờ đợi một chỗ ngồi cũng như trả hơn 80.000đ cho một phần ăn. Như một nét chấm phá thú vị trên bản đồ ẩm thực Sài Gòn mà bạn không nên bỏ lỡ.

P.V

 

Lương Ký mì gia
1 Huỳnh Mẫn Đạt, phường 19, quận Bình Thạnh
Mở cửa: từ 3h chiều đến 11h30 khuya
Giá bán: Mì vịt tiềm (76.000đ - 83.000đ/tô), mì khô thập cẩm với tôm (59.000đ/tô), bánh bao (15.000đ/cái)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.