Mì vịt tiềm

[360 ĐỘ NGON] Đã ghiền mì vịt tiềm, đừng quên Mì vịt tiềm Thượng Hải
Món ngon

[360 ĐỘ NGON] Đã ghiền mì vịt tiềm, đừng quên Mì vịt tiềm Thượng Hải

Thực khách sành ăn mì vịt tiềm ở TP.HCM không còn xa lạ với quán mì vịt tiềm Thượng Hải. Thịt vịt ở đây tiềm vừa chín tới sau đó đem chiên. Do đó, bên trong gia vị thấm thịt, bên ngoài da vẫn giòn. Những ngày mưa gió, cần một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại ấm áp, có lẽ phải qua địa chỉ 110 Nơ Trang Long, Bình Thạnh, thưởng thức một tô mì vịt tiềm ngay thôi.

[360 ĐỘ NGON] Trải nghiệm món ăn ngày Tết của người Tiều ở TP.HCM
Món ngon

[360 ĐỘ NGON] Trải nghiệm món ăn ngày Tết của người Tiều ở TP.HCM

Khác biệt với người Việt, người Hoa đặc biệt là người Tiều ở TP.HCM lại có những món ăn ngày Tết rất hấp dẫn như bánh lá liễu, mì vịt tiềm, chè bo bo…Theo tiếng Hoa cơm có nghĩa là phiền muộn chính vì thế ngày Tết Nguyên Đán họ không ăn cơm mà thay vào đó là ăn mì, trong mỗi món thức ăn trên bàn cũng đều mang ý nghĩa riêng với mong muốn một năm sung túc, may mắn.

Ăn mì vịt tiềm chiên giòn “ngập miệng” ở Sài Gòn
Món ngon

Ăn mì vịt tiềm chiên giòn “ngập miệng” ở Sài Gòn

Mì vịt tiềm Quảng Huê Viên tại số 277 Phan Đình Phùng (phường 1, quận Phú Nhuận) là 1 trong số ít các quán ăn người Hoa lâu đời nhất tại Sài Gòn.

Ngon lạ như mì vịt tiềm... chiên giòn
Ẩm thực

Ngon lạ như mì vịt tiềm... chiên giòn

Trong những món hủ tiếu hiện diện ở Sài Gòn, hủ tiếu sa tế có lẽ là món bí ẩn nhất về nguồn gốc cũng như cách thưởng thức. Người thì cho rằng món này là do người Triều Châu đem vào Sài Gòn, người thì dựa trên lập luận "sa tế của Chà" (là cách người Sài Gòn xưa gọi chung những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)...) mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Và cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Còn ở món mì, kiểu ăn nhiều tranh cãi nhất về nguồn gốc thuộc về món mì vịt tiềm. Bởi lẽ ngay chính người Hoa bán món này từ những ngày đầu tiên trên đường La Cai (gọi trại từ chữ "Lacaze", ngày nay là đường Nguyễn Tri Phương thuộc quận 05 và quận 10) cũng thừa nhận "ở bên Trung Hoa không có món này”. Manh mối duy nhất đến từ lời kể lại của ông ngoại chủ quán Hải Ký ngày nay (349 - 351 Nguyễn Trãi, quận 05), cho rằng người bán món mì vịt tiềm đầu tiên đến từ Hải Phòng trên con đường Lacaze sầm uất từ đầu thế kỷ 20, còn ông là người bán sau đó.

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn
Ẩm thực

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn

Tuy cọng hủ tiếu được sản sinh ở những nước Đông Dương xưa (có thể từ thế kỷ 17 đến 18), thì sợi mì vẫn tồn tại song song trong đời sống ẩm thực của cộng đồng Hoa kiều. Và cụm từ "hủ tiếu mì" như một mặc định rằng những tiệm ăn của người Hoa luôn sẵn sàng phục vụ 2 món ăn đặc trưng này. Thiếu 1 trong 2, xem như là "trật bài". Những biến thể trong việc thưởng thức món mì cũng rất ư là thú vị. Cùng khám phá 5 cách ăn mì thú vị của Sài Gòn nhé! 1. Mì sườn kho Nguyễn Thiện Thuật Với món mì sườn kho độc đáo này, điểm nổi bật là phần nước dùng hơi sánh cùng những miếng sườn non được kho mềm và đậm đà. Với món này có lẽ bạn không cần phải nêm nếm gì nhiều bởi tự thân miếng sườn và nước dùng đã đủ độ đậm đà rồi. Một cách ăn khá thú vị, nếu không nói là hiếm thấy ở Sài Gòn. Địa chỉ: 80 Nguyễn Thiện Thuật, phường 03, quận 03 Mở cửa: từ 6h sáng đến 10h tối Giá bán: Mì sườn kho (35.000đ/tô)

Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè
Ẩm thực

Xếp hàng ăn mì vịt tiềm Thị Nghè

Thực ra, "xếp hàng" hiểu theo kiểu miền Nam là sẵn sàng đứng chờ đôi ba phút để có được một chỗ ngồi trong quán. Hoàn toàn khác với cảnh xếp hàng dài chờ ăn phở Bát Đàn ở Hà Nội. Mà quả thật rất khó tìm được một chỗ ngồi ở tiệm mì Lương Ký dưới chân cầu Thị Nghè (Bình Thạnh) này. Đặc biệt là sau 6h chiều, rất nhiều khách cảm thấy khó chịu khi phải chen chúc ngồi ăn, đôi khi phải ngồi sát vào nhau mới đủ chỗ. Đó là chưa kể phải chờ khá lâu mới có được món mình gọi. Nhiều thực khách phải chọn cách mua mang về vì không thể chờ quá lâu. Ở Lương Ký, món khi đến không thể không gọi chính là mì vịt tiềm. Điều gì khiến cho món mì này đặc biệt như vậy?

Mì vịt tiềm ngon hơn nửa thế kỷ
Ẩm thực

Mì vịt tiềm ngon hơn nửa thế kỷ

Thật thú vị khi "truy tìm" nguồn gốc món mì vịt tiềm, vì tôi cứ ngỡ đó là món của người Hoa mang tới Sài Gòn. Anh Dương Trí Ân, một hậu duệ của một người Hoa gốc Quảng Đông, bán mì vịt tiềm Hải Ký từ trước giải phóng cho rằng “ở bên Trung Hoa không có món này”. Theo anh Ân, ông ngoại anh có tiệm bán mì vịt tiềm Hải Ký rất nổi tiếng ở La Cai (nay là đường Nguyễn Tri Phương) từ trước giải phóng. Theo hồi ức của một người Sài Gòn sống trước năm 1975 ở khu vực này thì "vùng Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze, mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này". Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món "tủ" của người Hoa.” Anh Ân kể, theo lời ông ngoại anh thì người đàn ông đầu tiên bán mì vịt ở Sài Gòn là một người đến từ Hải Phòng, còn ông ngoại anh bán sau người đàn ông này. Sau giải phóng, tiệm mì vịt tiềm Hải Ký chuyển về đầu một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi (gần với địa chỉ chính thức bây giờ). Lúc đó gia đình anh định chuyển ra nước ngoài sinh sống nên dừng bán, nhưng rồi sau đó lại quyết định không đi. Quay lại chỗ bán cũ thì người khác đã mở tiệm mì vịt tương tự. Vì vậy cuối cùng quán chuyển về địa chỉ 349 Nguyễn Trãi như bây giờ. Quán rất đắt khách nên chẳng bao lâu mẹ anh Ân là bà Phùng Nữ (người kế nghiệp ông ngoại anh Ân) đã mua thêm được căn nhà 351 kế bên để mở rộng không gian phục vụ.

Top