|
Trong đó, có vai trò quan trọng của Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM). Bởi số tiền này được ACB ủy quyền cho các nhân viên gửi VietinBank đã bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại tòa, Huyền Như thừa nhận số tiền đó do mình lập giấy tờ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhân viên ACB. Về lý do chiếm đoạt, Huyền Như khai chịu sức ép từ những khoản vay nợ bên ngoài nên có ý định vay tạm tiền, đến khi không trả được thì chuyển sang ý định chiếm đoạt.
Phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi trách nhiệm của ACB và VietinBank đối với khoản tiền này. Tòa đặt câu hỏi đối với đại diện VietinBank về quan điểm xử lý khi nhân viên ACB gửi tiền vào VietinBank bị Huyền Như chiếm đoạt. Đại diện VietinBank nói tiền của nhân viên ACB được chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mở tại VietinBank, theo quy định thì chủ tài khoản là chủ sở hữu của những số dư tài khoản này nên VietinBank không chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB) lại nói VietinBank phải có trách nhiệm về khoản tiền này. “Nhân viên ACB mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này là của VietinBank mở cho khách biết số dư là bao nhiêu. Dù tiền tiết kiệm hay có kỳ hạn thì đều phát sinh nghĩa vụ của VietinBank”, bị cáo Hải nói.
Đại diện VietinBank nói trước tòa rằng hiện VietinBank không lưu các hợp đồng nhân viên ACB gửi tiền. Đây là các hợp đồng gửi tiền, chỉ phát sinh khi có gửi tiền, khách hàng chưa gửi vào VietinBank nên chưa phát sinh hiệu lực. HĐXX đặt câu hỏi: Nguyên tắc người ta gửi tiền vào VietinBank, VietinBank mở tài khoản thì người ta mới gửi vào, sau đó mới có hợp đồng. Giờ người ta mang hợp đồng đến thì giải quyết thế nào? “Tài khoản tiết kiệm thì ngân hàng quản lý, với tài khoản thanh toán họ có quyền sử dụng bất cứ lúc nào”, đại diện VietinBank trả lời.
Có mặt tại tòa, đại diện ACB không đồng ý với ý kiến của VietinBank khi cho rằng hợp đồng ACB ký với VietinBank do các phó giám đốc VietinBank ký, đóng dấu hợp pháp. Sau đó, nhân viên ACB đã gửi tiền vào. “Huyền Như nói 17 nhân viên chuyển thông tin mở tài khoản trước, sau đó mới chuyển tiền, việc chuyển trước hay sau không quan trọng. Quan trọng là đã gửi tiền, hồ sơ đã hoàn tất, VietinBank không thể nói là tiền chưa vào”, đại diện ACB nói và đề nghị tòa buộc VietinBank phải có trách nhiệm đối với khoản tiền này.
Nguyễn Đức Kiên bức xúc vì đơn kháng cáo bị rút Trả lời HĐXX chiều qua về việc đã có đơn kháng cáo nhưng sau đó lại có đơn trình bày kháng cáo, bà Đặng Ngọc Lan (Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại B&B), vợ bị cáo Nguyễn Đức Kiên, cho biết không hiểu rõ về việc kháng cáo nhưng thực hiện theo tư vấn của luật sư và yêu cầu của chồng từ trong trại giam. Đáng chú ý, khi nghe người đại diện Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam rút đơn kháng cáo tội kinh doanh trái phép, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tỏ vẻ bức xúc cho rằng bản thân bị cáo là chủ tịch HĐQT, chưa hề bị cắt chức, mà không hề biết việc này. Tuy nhiên, chủ tọa giải thích người rút đơn kháng cáo là Tổng giám đốc Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam, theo pháp luật đây là người có toàn quyền thực hiện mọi giao dịch và nghĩa vụ pháp luật của công ty. |
Anh Vũ - Thái Sơn
>> Xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên: Các cựu lãnh đạo ACB chối bỏ trách nhiệm
>> Xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên: ‘Chồng mang về cho ký thì tôi cũng chả tìm hiểu làm gì’
>> Tổng giám đốc Hòa Phát đề nghị xem xét hành vi Nguyễn Đức Kiên 'nhẹ nhàng
>> Nguyễn Đức Kiên phủ nhận cáo buộc
Bình luận (0)