Theo bác sĩ Hằng, vào ngày 7.9, bệnh nhi Đ.L.P.T (11 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đến ngày hành kinh nhưng lại không ăn sáng. Khi vào trường học thì bé bị choáng và té ngã đập mặt vào cửa kính. Y tế nhà trường vội băng bó cho cháu. Sau đó, bệnh nhi được gia đình đưa vào một số BV, rồi sau đó chuyển đến BV Nhi đồng 1.
“Bệnh nhi đến BV Nhi đồng 1 trong trình trạng băng hết mặt mũi, chỉ chừa 2 con mắt, máu thấm ra ngoài băng. Sau khi mở băng tôi phải dừng lại vài phút vì vết thương quá kinh hoàng. Vết thương ở môi cắt sâu vào tới sụn mũi. Nhiều năm làm nghề tôi chưa thấy vết thương trên mặt nặng như thế”, bác sĩ Hằng kể.
tin liên quan
Bé gái 3 tuổi nuốt dây đồng hồ kim loạiNgày 13.9, Khoa Cấp cứu tại Bệnh viện (BV) đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi T.T.T (3 tuổi, ngụ tại huyện Củ Chi, TP.HCM) trong tình trạng quấy khóc, buồn nôn, mệt mỏi.
tin liên quan
Trẻ nhỏ liên tiếp nhập viện vì bị rắn độc cắnLiên tục các tuần gần đây, hầu như tuần nào cũng có 2 - 3 bệnh nhi bị rắn độc cắn nhập viện, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Sau hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã cắt lọc vết thương, làm sạch và dùng 5 mét chỉ để may vết thương cho bé. “Trong quá trình cắt lọc chúng tôi lấy ra khoảng 10 mảnh kính nhỏ găm vào cơ mặt, 3-4 mảnh kính có góc nhọn. Khi lấy các mảnh kính ra thì máu phụt vào mặt bác sĩ”, bác sĩ Hằng kể tiếp.
Sau khi bác sĩ may vá vết thương xong thì mẹ bé ôm bác sĩ khóc òa vì mừng, bà không tưởng tượng được bác sĩ đã cứu khuôn mặt con bà được như vậy.
tin liên quan
Cha mẹ lơ là, con nghịch dại dẫn đến tai nạn đáng tiếcBệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đang cấp cứu tích cực một ca ngạt thở do thắt dây nịt vào cổ. Vụ tai nạn này do nghịch dại ở trẻ nhỏ nhưng cái chính vẫn là từ sự lơ là của người lớn.
“Rất xót xa, một đứa bé lành lặn nhưng bị tổn thương như vậy. Bác sĩ làm hết sức mình nhưng sau này có thể do cơ địa mà phần bị thương hồi phục không tốt sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé”, bác sĩHằng tâm sự. Bệnh nhi sẽ được hướng dẫn ăn uống và chăm sóc vết thương nhằm giảm thiểu sự co kéo của vết thương.
TS-BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt, BV Nhi đồng 1, cho biết: Tuần lễ đầu tiên của năm học mới, các cháu nô nức đến trường. Tai nạn xảy ra trong hoàn cảnh này là nỗi đau của riêng cháu; là nỗi xót xa của bố mẹ và sự ái ngại của nhà trường. Bác sĩ dù có khéo tay đến đâu thì cũng không thể trả lại sự lành lặn cho bé. Vì còn có nguy cơ sẹo mổ co kéo, miệng xẹp, mắt xệ... Nhưng liệu đã gắp ra hết miểng kính chưa? Kinh nghiệm xử lý vết thương bị thủy tinh cắt là rất khó, vì thủy tinh vào trong mô thì khó thể lấy ra hoàn toàn, có trường hợp phải mổ lần 2 mới lấy hết.
Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn đến các bé... Nếu hôm đó bé ăn sáng rồi đi học thì liệu có bị té ngã hay không? Và giá như kính của nhà trường làm bằng kính cường lực, loại tốt thì có lẽ sẽ không có chuyện đáng tiếc xảy ra.
tin liên quan
Cắt bỏ nhiều khối u khổng lồ hiếm gặp cho bé 4 tuổi(TNO) Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) sáng 2.8, bệnh viện này vừa phẫu thuật cho bệnh nhi 4 tuổi có nhiều khối u khổng lồ hiếm gặp.
Bình luận (0)