'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980

Thế Sang
Thế Sang
16/03/2024 09:39 GMT+7

Ít ai ngờ rằng, để có được thành công như hiện tại, 'Xứ cát' (tựa tiếng Anh: 'Dune') - tập đại thành tiểu thuyết giả tưởng của Frank Herbert - từng bị 23 nhà xuất bản từ chối.

Những ngày gần đây, độc giả Việt bất ngờ "săn" trở lại 2 cuốn tiểu thuyết Xứ cát - vốn là phần 1 và phần 2 trong bộ 6 quyển của Frank Herbert. Cả 2 cuốn này được Nhã Nam mua bản quyền và giới thiệu đến bạn đọc Việt với tên là Xứ cát (tựa gốc: Dune) và Cứu tinh xứ cát (Dune Messiah). Sở dĩ có "hiệu ứng" này một phần cũng nhờ bộ phim Dune: Part Two của đạo diễn Denis Villeneuve (vừa được khen ngợi về chất lượng chuyển thể, vừa thắng lớn tại phòng vé) "hâm nóng" tên tuổi của bộ sách trở lại.

Ở phương Tây, độc giả chuộng bộ trường thiên tiểu thuyết này, vốn được nhận xét là "một trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất từng được viết ra". Năm 1963, đại diện của nhà văn gửi bàn thảo đầu tiên dài 85.000 chữ đến tạp chí Analog để xuất bản thành 3 phần, nhà văn được trả 2.295 USD cho bản thảo này. 

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 1.

Bìa tạp chí Analog ra số tháng 3.1965, họa sĩ John Schoenherr minh họa cảnh trong Xứ cát

CHỤP MÀN HÌNH

Thế nhưng, việc biến các phần này thành 1 quyển sách để xuất bản chính thống đã bị 23 nhà xuất bản từ chối. Cho đến một ngày, phía tác giả nhận được một cuộc gọi từ công ty chuyên xuất bản các cuốn sổ tay hướng dẫn sửa xe đại trà được tiêu thụ khắp nước Mỹ, rằng họ đồng ý xuất bản sách của ông. Từ đó, Dune bìa cứng đã ra đời, sau đó là bản sách bìa mềm cũng được ấn hành. 

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 2.

Xứ cát bìa cứng - ấn phẩm đầu tiên trong bộ trường thiên của Frank Herbert

CHỤP MÀN HÌNH

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 3.

4 năm sau, phần 2 của bộ tiểu thuyết là Dune Messiah ra đời. Ngay lập tức, quyển tiểu thuyết tạo nên "hiện tượng xuất bản", được các sinh viên trường đại học khi đó đọc nhiều

PUTNAM

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 4.

Sau 2 quyển tiểu thuyết, tên tuổi của Frank Herbert lập tức nổi như cồn. Dẫu vậy, trong khoảng thời gian từ sau năm 1969, ông "nghỉ xả hơi" bằng việc đi dạy tại Đại học Washington. Ông đồng thời cũng viết các tác phẩm khoa học viễn tưởng khác trước khi quay trở lại thế giới Xứ cát rộng lớn của ông qua quyển thứ 3. Trong hình, ông đang ký tặng sách cho người hâm mộ tại Seattle, ngày 5.12.1971

MOHAI

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 5.

Chân dung "cha đẻ" của Xứ cát - Frank Herbert chụp ngày 27.9.1982. Ban đầu, nhà văn dồn sức để tạo nên một thế giới đẹp đẽ, phi thường nơi hòa quyện 3 yếu tố chính yếu bên trong vỏ bọc khoa học viễn tưởng là chính trị, tôn giáo và sinh thái. Ông không nghĩ Xứ cát chỉ sau 2 quyển đã thành công ngoài mong đợi như thế. Nhất là quyển 2 - Dune Messiah, được đón nhận và nhìn nhận như một "case" (trường hợp) đặc biệt về văn chương sinh thái

MOHAI

Xứ cát kể về những biến động trên hành tinh cát Arrakis, nơi người Fremen chống lại sự bành trướng của các thế lực đến từ bên ngoài. Truyện theo chân chàng trai trẻ Paul Atreides, người sau này trở thành Hoàng đế và trị vì xứ cát. 

Mỗi tác phẩm trong loạt truyện Xứ cát có mốc thời gian dài ngắn khác nhau. Bộ 3 quyển Dune, Dune MessiahChildren of Dune tạo thành bộ 3 (trilogy) với mốc thời gian khá gần nhau, nhưng từ quyển thứ 4 đến hết là God Emperor of Dune (1981), Heretics of Dune (1984) và Chapterhouse: Dune (1985), các mốc thời gian cách nhau rất xa. Bộ 3 còn lại này kể về quãng thời gian trị vì hơn 3.500 năm của một Hoàng đế thuộc dòng dõi Atreides - một "sản phẩm" lai giữa con người và sâu cát khổng lồ. 

'Xứ cát' - hiện tượng xuất bản thập niên 1960 - 1980- Ảnh 6.

Đến khi quyển thứ 3 trong loạt truyện là Children of Dune ra mắt năm 1976, tạo thành bộ 3 đầu tiên, bộ truyện này "bán đắt như tôm tươi". Đến năm 1977, tổng số sách Xứ cát (lúc này đã đủ bộ 3) tiêu thụ lên đến 8 triệu bản, giúp nhà văn thu về hàng triệu USD tiền bản quyền sách và tiền bản quyền từ các sản phẩm/hoạt động xung quanh bộ sách danh tiếng của mình. Tên tuổi của nhà văn được chú ý rộng rãi cuối thập niên 1970 đầu 1980. Để quảng bá cho bộ sách, ông đã tổ chức chuyến giới thiệu sách (book tour) của mình khắp nước Mỹ, qua 21 thành phố xuyên suốt 31 ngày

PUTNAM

Những tác phẩm Xứ cát còn lại cũng thành công và vào danh sách "best seller" (bán chạy), nhưng hiếm có một đời sống văn học nào như bộ 3 đầu tiên đã tạo ra cuối thập niên 1970. Khi quyển thứ 6 trong bộ sách là Chapterhouse: Dune thành công, sau đó một năm là 1986, ông qua đời, để lại một trong những di sản văn học khoa học viễn tưởng được mến mộ nhất. 

Tiểu thuyết Xứ cát - quyển đầu tiên trong bộ sách - thắng giải Hugo cho Tiểu thuyết xuất sắc nhất năm 1965 (chung giải với tác phẩm This Immortal của tác giả Roger Zelazny). 1 năm sau, Xứ cát thắng giải Nebula cho Tiểu thuyết xuất sắc nhất. 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.