Xu hướng ngân hàng số trên smartphone

Thành Luân
Thành Luân
25/08/2020 13:19 GMT+7

Ngân hàng số (Digital Banking) được dự báo là xu thế phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam, khi nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân ngày càng lan tỏa.

Theo báo cáo Fintech (tài chính công nghệ) và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện được công bố tháng 5.2020, nhiều ngân hàng đã không thể tận dụng các đối tác tiềm năng trong hệ sinh thái do vẫn giữ quan điểm truyền thống về chuỗi giá trị. 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn thích sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng. Mức độ tham gia đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2%.
Mặt khác, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng tại khu vực được xây dựng dựa trên các phát kiến mới nhất - qua mặt các ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa. Do đó, với sự xuất hiện của những tay chơi mới và sự phát triển kỹ thuật số trong ngành, 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đồng ý ngân hàng số và ví điện tử có nhiều điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với mô hình truyền thống. Tất cả kênh giao tiếp với khách hàng được thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di động với giao diện phong phú, trực quan và gắn kết, tạo sự gắn bó với khách hàng.
Sự khác biệt đó có thể được minh chứng bằng một so sánh đơn giản của ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nước: Trong khi ngân hàng truyền thống xử lý hồ sơ tín dụng cho các doanh nghiệp mất khoảng 1 tuần, thì ngân hàng số có thể giải ngân cho doanh nghiệp chỉ sau khoảng 2 giờ bằng cách số hóa toàn bộ dữ liệu, dùng công nghệ thẩm định tín dụng.

Timo Plus là ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet

Ảnh chụp màn hình

Việc Fintech và ngân hàng hợp tác nhau đang là xu hướng phổ biến trong mô hình ngân hàng số mới tại Việt Nam. Theo thống kê của Vụ Thanh toán, có đến 61% mô hình kinh doanh Fintech ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.
Trong các mô hình Fintech đang hoạt động tại Việt Nam, 72% liên kết với ngân hàng, 14% là dịch vụ hoàn toàn mới của Fintech và 14% còn lại đến từ sự chia sẻ. Như vậy có thể thấy việc liên kết với ngân hàng đang chiếm vị thế áp đảo và cũng là xu hướng phát triển của Fintech Việt Nam.
Nhìn thấy tiềm năng của ngân hàng số trong kỷ nguyên internet ngay từ những ngày đầu tiên, Timo ra đời và trở thành một trong những nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Timo được đánh giá đã giúp các hoạt động tài chính cá nhân của khách hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn. Sau 5 năm, Timo có chiến lược riêng khi công bố sẽ hợp tác với Ngân hàng Bản Việt cho ra mắt ứng dụng mới có tên Timo Plus mang đến sự đổi mới nhanh chóng và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trải nghiệm mà Timo Plus đem đến trong tương lai sẽ là “ngân hàng mọi lúc mọi nơi” giúp khách hàng có thể quản lý, phát triển và truy cập vào khoản tiền của họ bất cứ lúc nào và ở đâu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.