Xuất hiện rô bốt 'sống' đầu tiên có thể sinh sản

30/11/2021 14:15 GMT+7

Các nhà khoa học tạo ra xenobot, dạng rô bốt “sống” đầu tiên trên thế giới , cam đoan đây là hình thái nhân tạo đầu tiên có thể tự sinh sản, không khác gì các sinh vật trong tự nhiên.

Mô phỏng các xenobot

wyss.harvard.edu

Những “sinh vật” trên được trình làng năm 2020. Chúng được lắp ráp từ các tế bào gốc ở tim và da, thuộc về một loài ếch có móng tại châu Phi, theo báo The Hill hôm 29.11.

Xenobot có thể di chuyển độc lập trong vòng 1 tuần trước khi hết nhiên liệu. Chúng được cho có thể tự chữa lành và phân hủy tự nhiên vào thời điểm kết thúc “đời sống”.

Trong một diễn biến mới, các nhà khoa học đến từ Đại học Vermont, Tufts và Harvard đã công bố báo cáo hôm 29.11, ghi nhận việc phát hiện một dạng sinh sản ở xenobot, với cơ chế hoàn toàn khác những gì giới khoa học đã biết lâu nay.

"Pac Man", robot sống đầu tiên trên thế giới học cách tự sinh sản

Nhà khoa học Douglas Blackiston của Đại học Tufts và Viện Wyss (Đại học Harvard) bày tỏ sự ngạc nhiên khi quan sát hình thái sinh sản vô cùng kỳ lạ ở rô bốt "sống". “Những gì diễn ra chưa từng được giới khoa học theo dõi trước đó”, theo ông.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới vô cùng tiềm năng trong ứng dụng y khoa, và họ quyết định tiếp tục nghiên cứu xenobot.

“Nếu chúng ta nắm được biện pháp buộc các tổ hợp tế bào cụ thể thực hiện đúng chỉ lệnh được yêu cầu, sẽ đến lúc chúng ta tìm được giải pháp về y học tái tạo, hứa hẹn điều trị các chấn thương nguy hiểm, tình trạng dị tật bẩm sinh, ung thư và lão hóa”, theo đồng trưởng nhóm Michael Levin.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.