Đáng chú ý nhất là Thái Lan, trong 7 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu đến 4,75 triệu tấn gạo, tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng mạnh nhờ thị trường Trung Đông - đặc biệt là Iraq, bên cạnh các thị trường quan trọng khác như: Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines… Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng mạnh nhờ đồng bath của nước này suy yếu khiến giá gạo cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Thị trường lúa gạo thế giới và khu vực cạnh tranh ngày càng quyết liệt |
Công Hân |
Bên cạnh Thái Lan, xuất khẩu gạo của Campuchia cũng tăng tới 13,2% trong 7 tháng qua, đạt gần 351 ngàn tấn. Có đến gần 50% sản lượng được xuất sang thị trường Trung Quốc - đích đến chính là Hồng Kông và Ma Cao. Trung Quốc hiện là một trong hai thị trường xuất khẩu gạo chính của Campuchia với hạn ngạch ưu đãi miễn thuế lên đến 400 ngàn tấn/năm và Campuchia đang thúc đẩy nâng hạn ngạch này lên mức 500 tấn vào năm tới. Ngoài Trung Quốc, gạo Campuchia xuất khẩu sang EU cũng tăng đang tăng.
Tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu gạo những tháng đầu năm tuy vẫn tăng về lượng nhưng giảm về giá trị. Mức giá giảm bình quân lên tới hơn 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021. Trước động thái cấm xuất khẩu tấm và hạn chế xuất khẩu gạo bằng chính sách áp thuế 20% lên một số mặt hàng, các doanh nghiệp cho rằng giá gạo thế giới sẽ có biến động trong một vài ngày tới. Nhiều khả năng giá gạo sẽ tăng thêm tương ứng với mức thuế mà Ấn Độ dùng để hạn chế xuất khẩu. Đối với Việt Nam, đây là tín hiệu tích cực để bù đắp chi phí đầu vào cho nông dân.
Trong 7 tháng qua, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt khoảng 11,2 triệu tấn, kế đến là Thái Lan 4,75 triệu tấn, Việt Nam 4,2 triệu tấn và Pakistan gần 2,5 triệu tấn.
Bình luận (0)