Hãng Reuters dẫn nghiên cứu của Đại học Pittsburgh ở Pennsylvania (Mỹ) cho thấy sức ảnh hưởng của điều tích cực yếu hơn nhiều so với điều tiêu cực trên mạng xã hội đối với giới trẻ.
Nghiên cứu khảo sát 1.179 sinh viên và những người mới ra trường từ 18-30 tuổi cho thấy việc tăng 10% yếu tố tích cực trên mạng xã hội sẽ giúp người trẻ giảm 4% các triệu chứng trầm cảm.
Trong khi đó, nếu tăng 10% yếu tố tiêu cực sẽ dẫn đến tăng 20% các triệu chứng trầm cảm.
tin liên quan
Cảnh báo giới trẻ tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên mạng“Điều này trái với những gì chúng ta được biết trong thế giới offline. Yếu tố tiêu cực lại có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với yếu tố tích cực”, theo ông Brian Primack, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông, công nghệ và sức khỏe tại Đại học Pittsburgh.
Trong nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu ước tính tỷ lệ các nội dung tích cực và tiêu cực trên mạng xã hội mà họ tương tác. Sau đó, họ được hỏi về các cảm xúc như mất hy vọng, cảm thấy vô ích và trầm cảm.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu “đo lường” tác động của mạng xã hội. Theo nghiên cứu do Trung tâm Pew (Mỹ) công bố vào tháng trước, 31% các thiếu niên tham gia cho biết mạng xã hội chủ yếu có tác động tích cực, 24% cho rằng có tác động tiêu cực và 45% cho rằng mạng xã hội không có tác động tiêu cực hay tích cực.
Chuyên gia Aaron Smith tại Trung tâm Pew cho rằng các em bị ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu do bị bắt nạt và bị đưa tin đồn.
Bình luận (0)