Nguyên tắc nào chi phối đề văn theo hướng mở?

21/01/2021 08:32 GMT+7

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 ở Hà Nội gây xôn xao dư luận vì tính hàn lâm ở câu lý luận văn học thì lại thêm một đề văn ở Gia Lai gây ngỡ ngàng bởi dẫn ra ngữ liệu có phần 'nhạy cảm'.

Đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những định hướng căn bản nhằm phát huy năng lực của người học. Bắt nhịp theo xu hướng xây dựng đề văn theo hướng mở, khá nhiều giáo viên các cấp học đã và đang tạo ra những đề thi ấn tượng, sáng tạo nhưng cũng không thiếu đề thi gây xôn xao dư luận bởi sự gán ghép đầy gượng gạo lẫn khô khan, nặng kiến thức hàn lâm.
Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới đề ngữ văn theo hướng mở, nhưng có nguyên tắc nào để xây dựng đề văn mở không?

Đưa vấn đề thời sự cũng cần cẩn trọng

Chúng ta có thể kể ra hàng loạt đề thi hay được cộng đồng mạng lan truyền và khen ngợi. Chẳng hạn, một đề thi lớp 7 ở TP.HCM dẫn hiện tượng em học sinh (HS) lớp 11 làm vỡ kính xe và để lại lời xin lỗi dễ thương, từ đó yêu cầu HS viết đoạn văn để nêu lên suy nghĩ về hành động đó và những giải pháp rèn luyện bản thân thành người trung thực.

Thiếu tính phản biện khi làm đề thi

Hệ lụy của đề thi không tốt thể hiện việc thiếu tính phản biện trong quá trình thực hiện.
Để biên soạn một đề kiểm tra, đề thi, người ra đề phải thông hiểu cấu trúc chương trình, thực tế học tập của HS, tiêu chí kiểm tra, đánh giá để có đề cho phù hợp. Cùng với những yếu tố này, việc phản biện đề cũng đóng vai trò quan trọng.
Có 2 loại phản biện: Chủ quan chính là phản biện từ người ra đề. Sau khi có nội dung, người ra đề cần phải dành thời gian nhiều hơn để xem lại đề thi. Ở phản biện khách quan, người phản biện độc lập với suy nghĩ của người ra đề và đóng vai trò vừa là người ra đề vừa là thí sinh.
Ra đề thi là một trong những khâu quan trọng của việc kiểm tra đánh giá những hoạt động dạy và học. Để có được đề thi hay là một nghệ thuật mà trong đó kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người thầy phải được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với đối tượng HS mà mình đang giảng dạy.  
Lê Tấn Thời
Hoặc một đề thi kể sự việc xe hàng bị bốc cháy xảy ra ở Bình Định. Hàng chục người dân lao vào “hôi của”, cầm túi chạy đến vơ vét, thu gom hàng hóa, bất chấp tài xế bất lực đứng khóc. Từ đó, đề nhận định việc “hôi của” đi ngược lại truyền thống nhân ái của dân tộc, yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn khuyên người dân không nên “hôi của”.
Rõ ràng 2 đề thi viện dẫn ở đây đã đưa 2 sự kiện đầy tính thời sự vào ngữ liệu, qua đó giáo dục tính trung thực, lòng tự trọng và tình yêu thương. HS có cơ hội bộc lộ chính kiến của bản thân để ngợi ca hành động tử tế và phê phán hành vi phản cảm. Từ đó, tác động đến nhận thức, hành động của HS.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người ra đề cũng bình tĩnh và sáng suốt để đưa vào đề thi những vấn đề thời sự có ý nghĩa thực tiễn và sát sao yêu cầu mang tính giáo dục cao.
Một vài đề kiểm tra sau đây sẽ để lại nhiều trăn trở.
Khá “bảnh” - một hiện tượng “giang hồ mạng” gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Mặc dù đã bị cơ quan chức năng tuyên án nhưng dư âm của Khá “bảnh” còn đeo đẳng trong tâm lý một số bạn trẻ với những tác động tiêu cực về hành xử phản cảm, ngôn từ chợ búa, trái thuần phong mỹ tục, đi ngược quy định pháp luật. Vậy mà hiện tượng Khá “bảnh” lại được vào đề thi văn đến 2 lần và đều gây tranh cãi. Lần đầu trong đề thi HS giỏi môn ngữ văn lớp 11 năm học 2018 - 2019 của Trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng). Lần thứ hai trong đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn khối 12 Trường THPT Mường Bú (Sơn La).
Dẫu mục đích của người ra đề là thông qua một hiện tượng tiêu cực để cảnh báo, cảnh giác và HS có thể rút ra bài học nhận thức đúng đắn về lối sống, hành xử nhưng lựa chọn Khá “bảnh” vào đề thi chẳng khác gì “con dao hai lưỡi” đầy nguy hiểm.
Khi Khá “bảnh” được đưa vào đề thi thì cái xấu đang có cơ hội được lan truyền. HS phải đọc kỹ, đọc sâu thông tin trong ngữ liệu mới có thể tìm hiểu về ngữ pháp hoặc viết đoạn văn bình luận, phân tích. Vô hình trung một hiện tượng mạng tiêu cực như Khá “bảnh” lại được “tiếp tay” phát tán trong giới trẻ.

Chuẩn kiến thức kỹ năng, tính giáo dục và thẩm mỹ ngôn từ

Xu hướng đổi mới đề thi theo hướng mở đang tạo ra nhiều khoảng trống thuận lợi để giáo viên có thể lựa chọn, bóc tách những vấn đề thời sự nóng hổi vào đề. Từ đây, HS sẽ được tiếp xúc với văn bản mới, cập nhật hơi thở cuộc sống thời đại và bày tỏ chính kiến của mình với các vấn đề thực tiễn.
Nhưng đề thi mở không có nghĩa là “chạy loạn xạ” theo các vấn đề thời sự. Hễ điều gì nóng hổi, vấn đề nào nổi cộm là cứ thế bê vào đề thì chẳng khác gì biến đề thi thành một trò chơi lạm dụng rồi lạm phát vấn đề thời sự! Đó là còn chưa kể các đề thi đang xa dần chuẩn kiến thức kỹ năng, mất tính giáo dục và xóa mờ tính thẩm mỹ của ngôn từ…
Nếu đề văn lâu nay bị phê phán là hàn lâm và biến HS thành những nhà phê bình bất đắc dĩ thì việc đổi mới cách ra đề là một giải pháp tối ưu để “cứu” môn văn khỏi bị trượt dốc khi ngày càng nhiều HS lười học văn, chán học văn. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lúng túng cho rằng đề thi mở là phải “chụp” ngay lấy các hiện tượng đang nóng sốt làm nghiêng ngả giới trẻ.
Do đó, ra đề theo hướng mở phải chú ý một số nguyên tắc cơ bản: Đề phải kiểm tra được năng lực theo trình độ nhận thức lứa tuổi; Đảm bảo tính giáo dục và sát đời sống thực của HS; Gắn với truyền thống văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.