10 lợi ích tuyệt vời của trà đen đối với sức khỏe

27/08/2020 08:18 GMT+7

Trên khắp thế giới , trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước. Tất cả các loại trà khác nhau đều đến từ cùng một loại cây, Camellia Sinesis.

Cách thu hoạch và chế biến khác nhau tạo ra các loại trà khác nhau, và trà đen là một trong số đó.
Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của trà đen, theo The Times of India.

1. Giàu chất chống ô xy hóa

Trà đen là nguồn cung cấp chất chống ô xy hóa dồi dào, giúp loại bỏ các gốc tự do. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Pharmacognosy Reviews, các hợp chất phenolic, có tác dụng chống ô xy hóa, chiếm tới 30% trọng lượng khô của trà xanh và đen. Do đó, trà đen có thể giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm tổn thương tế bào trong cơ thể. Điều này cuối cùng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

2. Giảm rủi ro ung thư

Các nghiên cứu gần đây do Viện Ung thư Quốc gia Mỹ thực hiện cho thấy polyphenol có trong trà đen có thể làm giảm nguy cơ phát triển khối u. Đặc biệt, nó làm giảm nguy cơ ung thư da, ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt.

3. Tốt cho tóc và da

Các chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật khác trong trà đen giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và bắt đầu quá trình chữa bệnh. Nó rất tốt cho da vì nó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng da và làm mờ vết thâm. Nó cũng giúp trì hoãn lão hóa và giảm bọng mắt.

4. Cải thiện sức khỏe tim

Trà đen có chứa chất chống ô xy hóa gọi là flavonoid, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Uống trà đen thường xuyên có thể giúp giảm nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, mức triglyceride cao và béo phì, theo The Times of India.

5. Chống xơ vữa động mạch

Tiêu thụ trà đen hoặc trà xanh với liều lượng tương đương với con người có thể ngăn ngừa sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch

Ảnh minh họa: Shutterstock

Xơ vữa động mạch đề cập sự tích tụ các mảng bám trong thành động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh thận mạn tính.
Một nghiên cứu năm 2002 do Hiệp hội Hóa học Mỹ thực hiện trên chuột lang cho thấy rằng tiêu thụ trà đen hoặc trà xanh với liều lượng tương đương với con người có thể ngăn ngừa sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.

6. Giảm cholesterol xấu

Quá nhiều cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể có thể tích tụ trong các động mạch và gây ra những mảng bám như sáp.
Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như suy tim hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Encyclopedia of Food and Health cho thấy uống 5 phần trà đen mỗi ngày làm giảm 11% cholesterol LDL ở những người có mức cholesterol tăng nhẹ. Các chuyên gia kết luận rằng trà đen giúp cải thiện mức cholesterol ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc béo phì.

7. Cải thiện sự tập trung

Trà đen có chứa caffeine và một loại a xít amin được gọi là L-theanine, có thể giúp cải thiện sự tỉnh táo và tập trung.
Đồ uống bao gồm sự kết hợp L-theanine và caffeine giúp tăng cường hoạt động alpha trong não và có tác động lớn hơn đến sự tập trung và tỉnh táo.

8. Tăng cường sức khỏe ruột

Tiêu thụ trà đen giúp duy trì sức khỏe đường ruột khỏe mạnh bằng cách kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu. Hơn nữa, nó có chứa các đặc tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và sửa chữa các bức tường của đường tiêu hóa, theo The Times of India.

9. Ngăn ngừa tiểu đường

Các cuộc nghiên cứu cho thấy trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 tiêu thụ lượng chiết xuất trà đen khác nhau trong khoảng thời gian 4 tuần.
Kết quả cho thấy tiêu thụ trà đen thường xuyên có thể có các tác dụng chống ô xy hóa và kháng viêm cho những người bị tình trạng này.

10. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng

Trà đen cũng làm giảm sự hình thành mảng bám và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Các polyphenol có trong trà đen giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng, cản trở sự phát triển của các enzyme vi khuẩn, tạo thành chất kết dính kết dính mảng bám trên răng của chúng ta, theo The Times of India.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.