3 thay đổi trong chiến lược chống dịch

06/02/2021 04:40 GMT+7

Bộ Y tế và chính quyền nhiều tỉnh thành tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp chống dịch Covid-19 .

Sáng 5.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các địa phương. Đại diện Sở Y tế tỉnh Điện Biên cho hay đến sáng 5.2, Điện Biên ghi nhận 6 ca bệnh, trong đó 2 ca xác định từ H.Cẩm Giàng (Hải Dương) về. Các ca nhiễm và nghi nhiễm tại Điện Biên đều đang được cách ly, tất cả đều không có triệu chứng bệnh. Theo Bộ Y tế, Điện Biên là địa phương mới nhất có bệnh nhân Covid-19 liên quan ổ dịch tại Hải Dương. Ông Long lưu ý, có hiện tượng các nhà xe gom khách từ nơi có dịch đưa về địa phương khác. Do đó, các địa phương cần có biện pháp kiểm soát.

Sáng 6.2: Không ghi nhận ca mắc Covid-19, 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Gộp 10 - 16 mẫu trong 1 lần xét nghiệm

Tại cuộc giao ban, Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo, 3 thay đổi trong chiến lược chống dịch.

12 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Ngày 5.2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ghi nhận 19 ca mắc Covid-19 mới, là các bệnh nhân Covid-19 thứ 1.958 - 1.976 tại VN.  Đây là các ca mắc trong cộng đồng, ghi nhận tại Hà Nội (1 ca), Hải Dương (12 ca), Quảng Ninh (2 ca), Điện Biên (3 ca) và Hà Giang (1 ca). Trong đó, 2 tỉnh Điện Biên và Hà Giang ghi nhận 3 ca mắc liên quan ổ dịch H.Cẩm Giàng (Hải Dương), còn 1 ca đang điều tra dịch tễ.
* Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hoàng Đức Hạnh cho biết, diễn biến dịch tại Hà Nội đang có dấu hiệu đáng mừng, vì số lượng bệnh nhân giảm và dịch trong tầm kiểm soát… TP hiện có 893 F1, đều đã có kết quả xét nghiệm (trừ số F1 được phát hiện sau), phát hiện 19 trường hợp dương tính, còn lại đều âm tính. Toàn bộ 17.909 người trở về từ vùng dịch cũng đã được xét nghiệm và chỉ có 4 trường hợp dương tính. Tuy nhiên, ông Hạnh vẫn cảnh báo về các trường hợp người có vi rút nhưng không có triệu chứng, nên không thể chủ quan được.
Liên Châu - Vũ Hân
Thứ nhất, thay đổi chiến lược gộp mẫu xét nghiệm. Trước đây, trong đợt dịch tại Đà Nẵng, Bộ Y tế cho phép gộp 5 mẫu trong 1 lần xét nghiệm. Tuy nhiên, do nhu cầu cần xét nghiệm diện rộng tại Quảng Ninh và H.Cẩm Giàng (Hải Dương), Bộ Y tế cho phép có thể gộp 10 - 16 mẫu trong 1 lần xét nghiệm, gộp theo hộ gia đình.
“Nếu phát hiện mẫu gộp dương tính thì cách ly cả gia đình đó luôn, sau đó lấy mẫu xét nghiệm lại từng người để phân loại F0, F1”, Bộ trưởng Y tế lưu ý.
Thứ hai, về cách ly y tế các trường hợp là trẻ em, với các trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được cách ly nghiêm ngặt tại nhà. Ông Long đề nghị các địa phương phân loại 2 nhóm trẻ để thực hiện cách ly. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi có thể thực hiện cách ly tại nhà nghiêm ngặt do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và có điều kiện đi kèm như: gia đình chỉ được 1 người trông; người trông phải có sức khỏe tốt và gia đình đó không có người già, không có bệnh lý nền. Việc này, Bộ Y tế hiện đã thực hiện tại H.Cẩm Giàng (Hải Dương) và một số địa phương khác.
Với trẻ từ trên 5 tuổi, áp dụng mô hình phân kỳ cách ly tập trung. Trẻ sẽ được áp dụng cách ly tập trung trong 7 ngày đầu và lấy mẫu ngày 1, ngày 3 và ngày 7. Khi trẻ có kết quả âm tính, sẽ được cách ly tại nhà rất nghiêm ngặt với sự giám sát của chính quyền địa phương. “Chính quyền địa phương là đơn vị cuối cùng quyết định việc cách ly tại nhà của trẻ”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Thứ ba, giải tỏa hàng hóa từ khu vực có dịch. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình giao thương hàng hóa tại các vùng có dịch đến các địa phương khác rất khó khăn. Các địa phương nếu đảm bảo công suất xét nghiệm có thể vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh thông qua kiểm soát chặt hàng hóa và người chuyên chở hàng hóa. Tất cả tài xế vận chuyển hàng hóa, người đi kèm phải làm xét nghiệm 2 ngày/lần, quá trình vận chuyển phải áp dụng các biện pháp chống dịch: đeo khẩu trang, mở cửa xe, không đóng kín, ghi chép lại hành trình, người tiếp xúc, hạn chế tiếp xúc… “Địa phương nào để dịch xảy ra do đối tượng này thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 5.2: Hà Giang, Điện Biên xuất hiện lây nhiễm cộng đồng

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong đợt dịch này, 80% ca bệnh không triệu chứng, trong khi vi rút lại lây lan rất nhanh. Do đó, các bệnh viện cần chủ động xét nghiệm cho nhân viên y tế, giám sát chủ động.

Đoàn bác sĩ chi viện của Đà Nẵng thể hiện quyết tâm chống dịch xuyên tết tại Gia Lai

Ảnh: An Dy

TP.HCM đề nghị tạm dừng nhận người nước ngoài về cách ly

Cùng ngày 5.2, tại cuộc họp đột xuất của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM (HCDC), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành phải chuẩn bị các phương án tốt nhất để người dân đón tết an toàn.
Ông Phong giao Sở TT-TT phối hợp với các nhà mạng nhắn tin cho toàn bộ người dân đang sinh sống ở TP.HCM ngay sau khi Bộ Y tế công bố lịch trình di chuyển của ca nhiễm có liên quan đến TP.HCM; các cơ sở y tế tăng cường năng lực xét nghiệm lên 15.000 - 20.000 mẫu/ngày. Các hoạt động, sự kiện, lễ hội dịp Tết Nguyên đán sẽ phải giảm quy mô, giảm số lượng khách mời và phải được thẩm định mức độ an toàn trước khi tổ chức. Ngoài ra, ông Phong cũng giao Sở Y tế tham mưu văn bản đề xuất Bộ Y tế tạm dừng tiếp nhận người nước ngoài về cách ly tại TP.HCM.

Kiều bào không về ăn tết, ga quốc tế Tân Sơn Nhất vắng thê thảm vì Covid-19

Hải Dương phong tỏa thêm một huyện

Chiều 5.2, ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại H.Cẩm Giàng để phòng, chống dịch Covid-19. Theo quyết định, H.Cẩm Giang sẽ được phong tỏa từ 18 giờ ngày 5.2 cho đến khi có thông báo mới.

TP.HCM dừng việc khai báo y tế thủ công

Ngày 5.2, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai khai báo y tế điện tử và hướng dẫn khai thác kỹ yếu tố dịch tễ khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.
Các bệnh viện bắt tay thực hiện từ ngày 8.2. HCDC phân công cán bộ phụ trách, thường xuyên truy cập hệ thống khai báo y tế để nắm bắt tình hình khai báo y tế của tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Đối với bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, chịu trách nhiệm phổ biến cho các bác sĩ, hướng dẫn của HCDC. Chịu trách nhiệm triển khai chuyển đổi số trong hoạt động khai báo y tế tại đơn vị, tổ chức triển khai thống nhất hệ thống khai báo y tế điện tử thay thế cho các hình thức khai báo thủ công bằng giấy và các phần mềm khai báo riêng lẻ. Phân công bộ phận chuyên trách quản lý khai báo y tế tại đơn vị, hoạt động 24/7 để ứng phó kịp thời những trường hợp có nguy cơ.
Duy Tính
Trong khi đó, tại Hải Phòng, UBND TP.Hải Phòng cũng có thông báo từ 12 giờ hôm nay (6.2), người dân vào TP.Hải Phòng phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã tại nơi đi, trong đó nêu rõ lý do, lịch trình vào TP. Người dân ra khỏi TP phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về lý do, lịch trình đi và khi trở lại phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đến. Trường hợp quay trở lại mà qua các vùng có dịch thì phải thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định và người bị cách ly phải chịu các chi phí để thực hiện cách ly. Nếu không có giấy xác nhận của địa phương thì người về Hải Phòng sẽ được đưa về khu cách ly tập trung.
Cũng vào ngày 5.2, đoàn bác sĩ Đà Nẵng đã lên đường đến Gia Lai hỗ trợ nhân lực chống dịch Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, dẫn đầu đoàn chi viện cùng với 7 bác sĩ khác đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng và các bệnh viện tại Đà Nẵng. Đoàn có nhiệm vụ phối hợp với nhân lực y tế tỉnh Gia Lai thực hiện điều tra, truy vết, xử lý ổ dịch, phòng chống dịch Covid-19 tại Gia Lai cho đến khi địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh.

Tâm tình bác sĩ Đà Nẵng chi viện cho Gia Lai chống Covid-19 xuyên Tết

Tiếp nhận 21 tỉ đồng để mua vắc xin

Sáng 5.2, Bộ Y tế đã tiếp nhận 21 tỉ đồng từ các đơn vị tài trợ trao tặng, dành cho mua vắc xin Covid-19. Tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định khả năng sản xuất vắc xin phòng chống Covid-19 của VN có tính khả thi rất cao, nhưng để sớm có vắc xin, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán với các đối tác sản xuất vắc xin trên thế giới để làm sao sớm có nguồn vắc xin cung cấp cho phòng chống dịch.
Theo đó, VN đã đàm phán và ký thỏa thuận với nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca của Anh. Dự kiến, cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới, lô vắc xin đầu tiên của AstraZeneca sẽ về đến VN, do Công ty cổ phần vắc xin VN nhập khẩu. Đến tháng 6 năm nay, VN có được khoảng 30 triệu liều cung cấp cho người dân. Bộ Y tế tiếp tục đàm phán để tăng số lượng cung ứng cho thị trường VN, đồng thời làm việc với các đối tác khác, sớm có thêm vắc xin phục vụ người dân.

Một liều tiêm vắc xin Covid-19 ở Việt Nam dự kiến có giá bao nhiêu?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.