UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi và Bảo tàng Quảng Ngãi chủ trì, thực hiện khai quật, đồng thời mời một số chuyên gia khảo cổ học của Bộ VH-TT-DL tham gia khai quật, xử lý, giám định cổ vật; huy động lực lượng công an, biên phòng bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường con tàu cổ đắm...
Trước đó, trên cơ sở kết quả đợt thăm dò, khảo sát, các ngành chức năng xác định tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển có chiều dài 22 m, chiều ngang 4,8 m, mặt trên của tàu chia làm nhiều khoang đã bị phá vỡ và biến dạng. Vị trí tàu cổ đắm dưới biển cách bờ khi thủy triều lên là 150 m, khi thủy triều xuống là 70 m.
|
Tàu cổ đắm được xác định là thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển, đi từ bắc xuống nam gặp mưa bão nên phải neo trú tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển chờ sóng êm để tiếp tục hành trình. Trong thời gian neo trú có thể tàu bị phát hỏa bốc cháy, chìm và gặp biển động nên xác tàu bị cát vùi lấp rất nhanh. Vì vậy, toàn bộ lượng hàng hóa được bảo quản tương đối tốt. Qua giám định, mẫu vật trên con tàu cổ đắm thu hồi từ việc lặn tìm trái phép của ngư dân, được chia thành 2 loại: đồ celadon men ngọc cao cấp và đồ gốm tráng men thông dụng có niên đại khoảng thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Ước tính số lượng cổ vật trên tàu khoảng 40.000 món.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm ó giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển; do vậy sau khi trục vớt, con tàu đắm này sẽ tổ chức trưng bày, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khảo cổ học... tìm hiểu kỹ hơn về nguyên liệu, thiết kế của tàu cách đây khoảng hơn 600 năm, mà trước đây chưa có tàu cổ đắm nào được trục vớt.
Vào năm 1999, cũng tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi phối hợp với Tổng công ty trục vớt và cứu hộ Visal (Cục Hàng hải, Bộ GTVT) thăm dò, khai quật đã phát hiện một chiếc tàu cổ đắm nằm cách bờ khoảng 20 m, ở độ sâu khoảng 4,5 m. Con tàu đắm này dạng thuyền buồm, có chiều dài khoảng 21 m, trên tàu có nhiều dây cột buồm bị cháy, các cổ vật gốm sứ bị cháy. Kết quả khai quật thu được nhiều cổ vật gốm sứ, đồ đá, đồ đồng ở các niên đại khác nhau, như đồ gốm sứ sử dụng của các thủy thủ ở thế kỷ 15, còn hàng hóa gốm sứ, đồ đồng buôn bán ở thế kỷ 17. Các cổ vật gốm sứ trên con tàu cổ đắm này bị ngư dân dùng mìn khai thác nên bị hủy hoại toàn bộ. Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước sau đó cũng dừng lại.
Từ những phát hiện trên, các nhà khảo cổ học khẳng định vùng biển thôn Châu Thuận Biển có nhiều thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển bị đắm chìm. Đây là tài sản quý giá của quốc gia cần được nghiên cứu, khai thác và phát huy giá trị.
Hơn 40,6 tỉ đồng thực hiện khai quật, xử lý hiện vật
Theo phương án khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt, thời gian khai quật là 60 ngày với diện tích khai quật 600 m2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện khai quật, xử lý hiện vật sau khai quật khoảng hơn 40,6 tỉ đồng. Tổ chức cá nhân được giao thăm dò, khai quật, trục vớt cổ vật có trách nhiệm ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện theo phương án. Chậm nhất đến ngày 31.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ quyết định chính thức phương án phân chia hiện vật khai quật, trục vớt được từ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Ngày 3.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định tỷ lệ phân chia hiện vật sau khi khai quật, do tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi làm chủ tịch hội đồng. |
Hiển Cừ
>> Khai quật khẩn cấp cổ vật dưới biển
>> Giám đốc bảo tàng xin lỗi về vụ mất cổ vật
>> Bắt xe chở cổ vật văn hóa Chăm Pa
>> Bộ sưu tập cổ vật đồ sộ của Dương - Hà
>> Cổ vật giữa lòng Đà Nẵng: Kiếm Tây Sơn và thuyền độc mộc
>> Vụ náo loạn vùng biển vì cổ vật: Tìm cách an dân
>> Khai quật khẩn cấp cổ vật dưới biển
>> Quảng Ngãi tăng cường bảo vệ cổ vật
>> Thăm dò, khảo sát cổ vật tại Quảng Ngãi
>> Đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật
>> Bình Châu “nóng” lên vì cổ vật
Bình luận (0)