5 chất độc đồng thời cũng là thuốc được dùng trong y học

06/03/2017 11:01 GMT+7

Trong xưa đến nay, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu những thành phần gây độc. Các chất này nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ không gây hại mà ngược lại còn giúp ích cho con người, theo tổng hợp trên Medical Daily.

Asen
Asen là thành phần thường được biết tới trong thuốc trừ sâu, sản phẩm xây dựng. Nguyên tố tự nhiên này tự mình nó ở liều cao có thể gây ra ung thư cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Nhưng thực tế, nó đã được dùng để trị giang mai từ các thời đại trước.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ngày nay chất này được sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu hiếm gặp gọi là bệnh bạch cầu cấp tính promyelocytic có liên quan đến khả năng đông máu, và sử dụng trong một nhóm thuốc hóa trị được gọi là anthracyclines.
Cây hoa Mao Địa Hoàng
Theo Mayo Clinic, cây hoa Mao Địa Hoàng (Foxglove) là nguồn dược thảo để chế biến thuốc chữa bệnh tim mạch, kiểm soát nhịp tim và cải thiện lưu thông máu rất tốt.
Tuy nhiên, nếu ăn nhầm hột, lá, hoa thì rất nguy hiểm vì dễ bị ảo giác, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban hoặc các vấn đề về tầm nhìn.

Tia bức xạ
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ giải thích rằng liều lượng bức xạ cao có trong tia X-quang, tia gramma, hoặc các chất phóng xạ được y khoa hiện đại dùng để thu nhỏ, tiêu diệt khối u và các tế bào ung thư. Nhưng bức xạ cũng là nhân tố gây nguy hiểm cho các tế bào khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao bệnh nhân điều trị ung thư thường gặp tác dụng phụ như các mệt mỏi và các vấn đề về da. Đáng lưu ý là liều cao của bức xạ có thể gây chết người.
Cây thủy tùng
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York lưu ý rằng, trong khi hạt giống, lá và vỏ cây thủy tùng là chất độc cho con người, nhưng trên vỏ cây này đồng thời lại chứa thành phần được dùng để sử dụng ngăn chặn ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư phổi.
Những người bị nghẽn động mạch vành, thì một liều phù hợp hỗ trợ từ chất trong vỏ cây cũng có thể giúp mở lại lưu lượng máu.

Nọc độc rắn
Các nhà khoa học không chỉ tận dụng các chất từ thực vật, mà còn nghiên cứu, phân tích để ứng dụng nọc độc rắn trong y khoa, đặc biệt trong các liệu pháp điều trị ung thư. Nọc rắn cũng được dùng với liều lượng phù hợp trong captopril, một loại thuốc được dùng trong chữa trị cao huyết áp, suy tim, và bệnh thận do tiểu đường gây ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.