Thực tế thì hệ tiêu hóa có khỏe, hệ miễn dịch mới khỏe, sức đề kháng mới tăng và cơ thể mới có thể tránh được nhiều bệnh.
Vậy, cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa?
tin liên quan
Lợi ích tuyệt vời của lá húng quế nhưng ít ai biết1. Giảm lượng Caffeine
Uống nhiều caffeine làm giảm hiệu quả giải độc của gan, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa. Caffeine làm tăng lượng a xít trong dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua hoặc đau bụng. Nếu gặp các vấn đề về dạ dày, như trào ngược a xít hoặc loét, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng caffeine.
Caffeine không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày, nhưng nên tránh sử dụng khi đang gặp phải vấn đề này, bởi caffeine làm tăng lượng a xít trong dạ dày có thể làm các vết loét viêm nặng hơn, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc, thực quản và ruột non.
Nếu bị trào ngược dạ dày, nên chuyển sang đồ uống có ít caffeine như trà xanh vì nó giúp cải thiện tiêu hóa, theo The Health Site.
2. Hạn chế các sản phẩm sữa
Các sản phẩm sữa làm tăng chất nhầy và độc tố tích tụ trong gan dẫn đến tiêu hóa kém.
tin liên quan
Tin vui cho những người thích ăn đậu bắpĐối với những người không hấp thụ được lactose, các sản phẩm sữa vào cơ thể nhưng lại không tiêu hóa được, khiến dạ dày phình lên gây đầy bụng và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Đối với những trường hợp này, để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa thì nên thay bằng sữa đậu nành. Sữa đậu nành vẫn cung cấp đủ chất nhưng giảm thiểu đe dọa đến đường ruột, theo The Health Site.
3. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Lợi khuẩn giữ cho đường ruột khỏe mạnh và cơ thể cần vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chất xơ là thức ăn ưa thích của các vi khuẩn đường ruột có lợi này.
Ngoài ra, chất xơ còn xúc tiến quá trình tiêu hoá, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn và do đó giải độc cho đường ruột.
Có 2 loại chất xơ là loại hòa tan trong nước và loại không tan trong nước. Chất xơ tan trong nước có nhiều trong các loại đậu, rau và trái cây.
tin liên quan
Lấy ráy tai rất... đã nhưng chớ nên làm!Chất xơ không hòa tan trong nước như: cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau. Chất xơ này hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã mau hơn. Vì vậy nên ăn nhiều loại thực phẩm có đủ hai loại chất xơ để cải thiện tiêu hóa và sức khỏe gan.
Nhu cầu chất xơ cho một người là 20 - 25g /ngày. Khi ăn các món có chất xơ thì cần uống nhiều nước hay chất lỏng để giúp đẩy chất xơ vào ruột dễ dàng, theo The Health Site.
4. Ăn những loại dầu tốt cho sức khỏe
Mỗi loại dầu có tỷ lệ thành phần a xít béo no và a xít béo không no khác nhau. Loại dầu nào chứa nhiều a xít béo không no (còn gọi là dầu nhẹ) thì loại dầu đó tốt hơn, dễ bị phân hủy và hấp thụ hơn. Dầu ô liu là tốt nhất cho sức khỏe, sau đó đến dầu mè, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cọ, dầu dừa.
Vì vậy, nên chuyển sang dùng các loại dầu có nhiều a xít béo không no hay dầu nhẹ.
Dầu ô liu còn kích thích sản sinh các enzym tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Dầu ô liu hoạt động tốt nhất khi không qua sơ chế, điển hình là các món salad hay dùng dầu tưới lên món ăn. Khi chiên rán không nên sử dụng dầu ô liu vì nó dễ biến chất do khả năng chịu nhiệt kém, theo The Health Site.
5. Hạn chế ăn đường
Ăn nhiều đường cực kỳ bất lợi cho sức khỏe. Đường làm tăng áp lực lên gan để chuyển hóa đường thành chất béo, do đó làm tăng lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt.
Nếu lượng đường trong máu cao sẽ ngăn chặn đường glucose đi vào tế bào, kết quả là, cơ thể không nhận được năng lượng và sẽ thúc đẩy nhu cầu đòi ăn cao. Vì vậy cơ thể luôn trong tình trạng đói và phải ăn nhiều lần, theo The Health Site.
Nên sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như mật ong để gan khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa.
Bình luận (0)