Các chuyên gia cho biết rủi ro lớn nhất của chứng sa sút trí tuệ chỉ đơn giản là già đi - hầu hết những người bị sa sút trí tuệ được chẩn đoán sau 60 tuổi - và tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nhưng các nhà khoa học gần đây đã tìm hiểu thêm về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của chứng sa sút trí tuệ, và một số trong số đó có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Đây là 5 nguy cơ sa sút trí tuệ có thể bạn chưa biết, theo Eat This, Not That!
1. Mất răng
Một nghiên cứu được công bố trong 7.2021 trên tạp chí JAMDA: Tạp chí Y học chăm sóc sau cấp tính và dài hạn cho thấy rằng một người bị mất càng nhiều răng thì càng có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích nhiều nghiên cứu liên quan đến 34.074 người và xác định rằng mất răng có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn 1,48 lần và nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 1,28 lần.
Cứ mỗi chiếc răng bị mất, một người có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 1,1% và nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn 1,4%.
Các nhà khoa học cho biết họ không biết mối quan hệ nhân quả giữa răng bị mất và các vấn đề về não: Nó có thể liên quan đến dinh dưỡng, tiếp xúc với vi khuẩn miệng hoặc tình trạng kinh tế xã hội, theo Eat This, Not That!
2. Giấc ngủ kém
|
Một nghiên cứu được công bố vào mùa xuân năm nay trên tạp chí Nature Communications cho thấy những người trên 50 tuổi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% trong những năm cuối đời.
Các nhà nghiên cứu viết: "Thời gian ngủ ngắn dai dẳng ở độ tuổi 50, 60 và 70 so với thời lượng ngủ bình thường liên tục cũng có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ tăng 30% độc lập với các yếu tố xã hội học, hành vi, chuyển hóa tim và sức khỏe tâm thần".
Những phát hiện này cho thấy thời gian ngủ ngắn ở tuổi trung niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ muộn.
Bạn nên ngủ bao nhiêu là đủ? Các chuyên gia nói rằng con số kỳ diệu là 7 đến 9 giờ một đêm. Nếu bạn không ngủ đủ thường xuyên, hãy tìm gặp bác sĩ.
3. Mất thính lực
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người lớn tuổi bắt đầu mất cả thị lực và thính giác có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với những người chỉ bị suy giảm một hoặc không bị suy giảm, tiến sĩ Hope Lanter, trưởng nhóm thính học tại hear.com ở Charlotte, Bắc Carolina (Mỹ), cho biết.
Bà Lanter cho biết thêm: “Mất thính lực có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ. Vì vậy, chăm sóc thính giác thích hợp là một yếu tố quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và có nhiều cách để giúp giảm nguy cơ mất thính lực của bạn".
Để bảo vệ đôi tai của bạn, hãy hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với tiếng ồn và kiểm tra thính lực thường xuyên.
4. Hút thuốc lá
Hít phải khói thuốc lá có liên quan gì đến sức khỏe não bộ? Rất nhiều.
Tiến sĩ Douglas Scharre, nhà thần kinh học tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học bang Ohio (Mỹ), cho biết: “Trong số nhiều lý do sức khỏe, hút thuốc có hại cho cơ thể của bạn, nó có thể cản trở chức năng não”.
"Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ hút 1 điếu thuốc mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng nhận thức. Nếu hút 15 điếu thuốc mỗi ngày sẽ cản trở suy nghĩ và trí nhớ quan trọng gần 2%. Khi bạn ngừng hút thuốc, não của bạn được hưởng lợi từ việc tăng tuần hoàn gần như ngay lập tức", tiến sĩ Scharre nói thêm.
5. Lối sống không lành mạnh
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6.2021 trên tạp chí PLOS Medicine cho thấy lối sống lành mạnh - nghĩa là tuân theo các khuyến nghị về không hút thuốc, không uống rượu, cân nặng, ăn kiêng và tập thể dục - có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức của bạn xuống 55%.
Và điều đó đã đúng ngay cả với những người có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer do di truyền.
Các nhà nghiên cứu viết: “Kết quả của chúng tôi, được chứng thực bởi các nghiên cứu can thiệp khác về điều chỉnh lối sống và chức năng nhận thức, cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt cuộc đời, ngay cả ở những người già nhất”, theo Eat This, Not That!
Bình luận (0)