(TNO) Ấn Độ đã mất khoảng 20% số lượng ngôn ngữ trong vòng 5 thập niên, theo khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu và In ấn Bhasha.
Quốc gia Nam Á này có khoảng 1.100 ngôn ngữ vào năm 1961, nhưng hiện gần 220 loại trong số đó đã biến mất, báo Times of India dẫn lời Ganesh Devy, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
|
“Chúng tôi tìm được 780 ngôn ngữ, và có thể mất dấu khoảng 100 ngôn ngữ, nhưng gộp lại cũng được gần 880 loại. Phần còn lại đã biến mất hoàn toàn”, theo chuyên gia Devy.
Hầu hết các ngôn ngữ bị xóa sổ thuộc về những cộng đồng du mục tản mác khắp nước.
Lý do chính dẫn đến sự mất mát đáng tiếc trên là do thiếu sự công nhận, các cộng đồng thiểu số bị chiếm chỗ ở, cái nhìn kỳ thị đối với những dạng ngôn ngữ bị liệt vào loại kém phát triển…
Cuộc kiểm tra vào năm 1961 đã ghi nhận tổng cộng 1.652 ngôn ngữ, nhưng sau đó con số này bị giảm xuống còn 1.100, do ban đầu các chuyên gia gộp luôn các biến thể của nhiều ngôn ngữ vào danh sách.
Phi Yến
>> Huýt sáo cũng là ngôn ngữ
>> Phát hiện mới về sự tiến hóa của ngôn ngữ
>> Địa lý ảnh hưởng ngôn ngữ
>> Phục hồi ngôn ngữ cổ xưa
>> Cứu ngôn ngữ của Chúa Jesus
>> Trẻ học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ
>> Rô bốt có thể học ngôn ngữ từ người
>> Phát hiện ngôn ngữ bị quên lãng ở Thổ Nhĩ Kỳ
>> Người phá vỡ rào cản ngôn ngữ
Bình luận (0)