Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết năm 2017, CSGT đã xử lý 500 trường hợp liên quan đến người đi bộ, trong đó lập biên bản 34 trường hợp và các trường hợp còn lại là nhắc nhở.
Thông tin từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết trong năm 2017, lực lượng CSGT thuộc phòng đã tiến hành xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến người đi bộ trên 500 trường hợp; trong đó lập biên bản 34 trường hợp và các trường hợp còn lại là nhắc nhở.
VIDEO: Đi bộ sai luật có thể bị phạt 15 năm tù
Theo CSGT TP, có 2 lỗi phổ biến do người đi bộ vi phạm là: vượt qua dải phân cách và đi qua đường không đúng nơi quy định.
Khi người tham gia giao thông đang dừng đèn đỏ hoặc dắt bộ xe thì CSGT có được quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ hay không? Trường hợp nào CSGT được yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ để kiểm tra?
Trước đó, trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo một Đội CSGT thuộc PC 67 cũng chia sẻ rằng rất khó để lập biên bản người đi bộ băng sang đường sai quy định dù luật đã có, vì nhiều người đi bộ nhà gần đó, khi đi ra đường không mang theo giấy tờ gì và cũng không mang tiền. CSGT thì không được giữ người nên đa phần CSGT chỉ nhắc nhở để họ rút kinh nghiệm.
Cũng theo PC67, trong năm 2017 đã xảy ra 101 vụ TNGT liên quan đến người đi bộ, trong đó có 11 vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên (làm chết 9 người, bị thương 3 người), còn lại là 90 vụ chạm chạm giao thông. Đối với các vụ TNGT liên quan đến người đi bộ gây TNGT thì căn cứ theo quy định của pháp luật, đa số các vụ do các Đội CSGT thuộc Quận, Huyện thụ lý và xử lý theo thẩm quyền.
Riêng các vụ TNGT thuộc thẩm quyền của PC67 thì đơn vị đã chuyển cho cơ quan điều tra tiến hành xử lý là 3 vụ (làm chết 1 người, bị thương 2 người).
Bình luận (0)