6 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục TP.HCM trong năm học mới

Bích Thanh
Bích Thanh
18/08/2024 18:13 GMT+7

Năm học 2024-2025 ngành GD-ĐT TP.HCM thực hiện chủ đề 'Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo'. Lãnh đạo TP.HCM đã đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành GD-ĐT cần thực hiện.

6 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục TP.HCM trong năm học mới - Ảnh 1.

Học sinh quận Phú Nhuận (TP.HCM) tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm STEM

BÍCH THANH

Trong đó, ngành GD-ĐT TP.HCM tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó quan tâm đối tượng là người dân tộc thiểu số, học sinh xã đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường công tác chính trị, giáo dục quốc phòng an ninh đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; Tiếp tục xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc"; Thực hiện các đề án, chương trình về sức khỏe, phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học; Triển khai kế hoạch "Chiến lược phát triển giáo dục TP.HCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Tăng cường hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp; Chương trình "Dạy và học toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam"; Mở rộng mô hình trường học chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" nhằm góp phần trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế.

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đã thay mặt cho lãnh đạo TP đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm cho ngành GD-ĐT trong năm học 2024-2025:

  1. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng "Thành phố học tập toàn cầu UNESCO trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024-2030" năm 2024, thực hiện đầy đủ cam kết xây dựng thành phố học tập. Tiếp tục triển khai Không gian văn hóa Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Thực hiện hiệu quả xây dựng "Trường học hạnh phúc" để mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh thực sự cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc khi được đến lớp, đến trường.
  2. Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện "Chiến lược phát triển giáo dục TP.HCM từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", xây dựng TP.HCM thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á.
  3. Tiếp tục thực hiện theo lộ trình, đảm bảo hoàn thành các chương trình, đề án đột phá của thành phố về giáo dục; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh; Chương trình "Dạy và học toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam"; Mở rộng việc dạy đa dạng ngoại ngữ tùy theo nhu cầu của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên; Trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế, trở thành công dân đáp ứng nhu cầu phát triển của TP.HCM.
  4. Tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên cả nước tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục TP cần chuẩn bị phương án hướng dẫn học sinh học tập và tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, chất lượng, phù hợp tình hình của thành phố; Tổ chức tốt các kỳ thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học và các kỳ thi khác của thành phố để tạo sân chơi cho học sinh rèn luyện, phát huy tư duy, năng lực, năng khiếu và sức sáng tạo; Tăng cường chuyển đổi số trong công tác tuyển sinh đầu cấp.
  5. Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nghiên cứu xây dựng các đề án nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức tuyển dụng bảo đảm số lượng và chất lượng, ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu; Sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm hợp lý, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Nghiên cứu tham mưu xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác.
  6. Tập trung thực hiện các công trình thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, gồm: Chương trình giáo dục thông minh; Đề án xây dựng TP.HCM – Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực; Công trình xây dựng 4.500 phòng học.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.