Mặc dù mới 7 tuổi như cậu bé Muhammad Yousuf ở Pakistan đã nặng đến 120 kg.
Trọng lượng này gấp khoảng 4 lần một đứa trẻ bình thường bằng tuổi em. Để giảm cân, Muhammad buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ 75% dạ dày.
Mỗi ngày, cậu bé Muhammad tiêu thụ một lượng thức ăn “khủng”, trong đó có 3 dĩa cơm lớn, 10 chiếc bánh chapati, một loại bánh truyền thống hình tròn bằng chiếc đĩa được làm bằng bột mì của Ấn Độ, uống 2 lít sữa và cùng nhiều kem, sô cô la, theo Daily Mail.
Cậu bé Micah Gabriel Masson Lopez (2 tuổi, ở Canada) hầu như không thể ăn được bất kỳ loại thực phẩm nào.
Bác sĩ chẩn đoán Muhammad mắc hội chứng Prader-Willi. Bệnh khiến cậu bé thèm ăn và ăn rất nhiều. Bố mẹ em vì thương con mà nuông chiều, khiến em đạt trọng lượng quá khổ.
Bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến Muhammad khi em được 3 tháng tuổi. Kể từ đó, bất kỳ khi nào Muhammad vận động nhiều một chút thì sẽ thở hổn hển. Cậu bé không được đến trường cũng vì trọng lượng quá khổ.
Mới đây, Muhammad đã phải trải qua phẫu thuật để rút dạ dày xuống chỉ còn 25% so với kích thước bình thường. Bác sĩ hy vọng cách này sẽ giúp em giảm được một nửa trọng lượng cơ thể, từ 120 kg xuống còn 60 kg. Sau khi phẫu thuật, Muhammad phải trải qua 6 tuần đầu tiên chỉ nạp các loại thực phẩm dạng lỏng. Chi phí cho cuộc phẫu thuật khoảng 4.500 USD (tương đương 100 triệu đồng).
Một người đàn ông đang ngồi trong ô tô bỗng một cây thương dài 2 mét từ đâu phóng đến, xuyên bể kính xe và đâm thủng lưng người này. Mặc dù bị đâm xuyên từ lưng đến ổ bụng nhưng ông vẫn còn tỉnh táo.
“Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật thu hẹp dạ dày. Tôi hy vọng sẽ giúp Muhammad giảm một nửa trọng lượng cơ thể của mình trong vòng 1 năm”, bác sĩ Maaz Ul Hassan, người trực tiếp điều trị cho Muhammad tại Bệnh viện Lahore's Hameed Latif ở thành phố Lahore (Pakistan), cho biết.
Lúc mới chào đời, Muhammad nặng 3,5 kg. Em hoàn toàn bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, sau 3 tháng tuổi, em đột ngột tăng cân với tốc độ bất thường. Khi lên 4 tuổi, Muhammad đã nặng 75 kg, theo Daily Mail.
Vì bố mẹ Muhammad không nghĩ là con bị bệnh nên cứ tiếp tục cho cậu bé ăn thỏa thích. Cậu bé bị đói liên tục và sẽ ăn bất cứ thứ gì tìm thấy trong bếp hoặc tủ lạnh. Bố mẹ chỉ đưa Muhammad khi khám bác sĩ khi cậu bé nặng đến mức cứ đi bộ được vài phút là thở hổn hển.
Ngày 13.12, Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) cho hay đã nhận được cảnh báo từ Ban Thư ký INFOSAN (mạng lưới cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế) về việc một số trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Pháp phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella Agona.
Bình luận (0)