Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông qua kế hoạch 256 triệu USD để nâng cấp đoạn đường biên giới phía đông bắc đất nước hồi tháng trước, hầu như không mấy ai để ý đến. Tuy nhiên, giờ đây quyết định khôi phục tuyến đường cao tốc ba bên, một phần trong dự án giao thông biên giới đầy tham vọng dài 1.360 km để nối khu vực đông bắc Ấn Độ với Thái Lan và những khu vực xa hơn nữa, đã đánh dấu giai đoạn tiếp theo trong cuộc đối đầu dồn dập giữa New Delhi và Bắc Kinh về chiến lược kinh tế cũng như tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Theo các số liệu của chính phủ Ấn Độ, trong hai năm qua nước này đã chi hơn 4,7 tỉ USD cho các hợp đồng xây dựng đường biên giới, trong đó có đường cao tốc chạy từ Moreh, một thị xã ở Manipur (Ấn Độ) qua Tamu (Myanmar) đến Mae-Sot (Thái Lan).
Việc xây dựng này đã trở nên khẩn cấp hơn khi Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, bao gồm các khoản đầu tư dự kiến trị giá hơn 500 tỉ USD tại 62 quốc gia. Dự án bao gồm mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và thương mại liên lục địa của Đại lục đã làm các đối thủ, trong đó có Ấn Độ, Nga, Mỹ và Nhật Bản, lo ngại.
“Khi mối quan tâm vào khu vực và sự giàu có của Trung Quốc ngày càng tăng, thì tầm ảnh hưởng của họ cũng sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, trong khi Bắc Kinh liên tục thúc đẩy hành lang kinh tế bắc - nam theo kế hoạch “Con đường tơ lụa” mới, New Delhi cũng đưa ra kế hoạch xây dựng mối liên hệ với các nước láng giềng ở phía đông”, K. Yhome, thành viên cao cấp của Tổ chức nghiên cứu Observer, nói.
tin liên quan
Không cần Trung Quốc, Ấn Độ tự xây 'Con đường tơ lụa' mớiẤn Độ mới đây đưa ra ý tưởng về một hành lang vận tải mới nhằm
thay thế cho dự án 'Một vành đai - một con đường' của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, quốc gia Nam Á trong những năm gần đây đã đề xuất mở rộng tuyến Myanmar - Thái Lan với Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm rút ngắn thời gian đi lại từ sông Mê Kông tới Ấn Độ bằng đường thủy, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC).
Được biết, kế hoạch đường cao tốc sẽ do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Nam Á. Ông Ronald Antonio Q. Butiong, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Khu vực của ADB tại Manila (Philippines) cho hay Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Myanmar, Nepal và Sri Lanka đã tăng gấp đôi khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ 3,5 tỉ USD trong thập niên trước lên 6 tỉ USD từ năm 2011.
“Hợp tác khu vực là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Cách đây vài năm không ai có thể tưởng tượng được điều này sẽ xảy ra, nhưng bây giờ có vẻ như nó đang trở thành hiện thực”, ông Butiong nói.
Về phía Trung Quốc, chính phủ nước này đã nhiều lần nói rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế cho các nước láng giềng và kêu gọi Ấn Độ nên bỏ qua mối “lo sợ và nghi ngờ” để cùng tham gia vào dự án. Nhưng kết quả mà Bắc Kinh nhận được là sự từ chối thẳng thừng từ New Delhi. Hiện tại, hai nước đang trải qua giai đoạn căng thẳng quân sự leo thang tại vùng cao nguyên Doklam, khu vực ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.
Đường bộ, cầu và đường sắt từ lâu vẫn là điểm yếu về cơ sở hạ tầng của Ấn Độ ở các bang phía đông bắc. Nguyên nhân một phần là do chính quyền muốn ngăn Trung Quốc lấn chiếm vào lãnh thổ. Song, chính điều này đã ngăn cản các doanh nghiệp Ấn Độ tiếp cận thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, giờ đây ông Modi đang đẩy nhanh kế hoạch cầu đường để hội nhập thị trường kinh tế năng động nhất châu Á.
“Nếu Ấn Độ muốn nâng cao tầm ảnh hưởng, thì họ cần phải có một số hành động mạnh mẽ nếu không họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, nếu muốn trở thành một phần trong sự phát triển năng động ở châu Á, Ấn Độ cần phải phát triển các kết nối cơ sở hạ tầng. Và đó là lý do tại sao dự án trên là bước đi đầu tiên quan trọng”, Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng của HIS Markit tại Singapore, nhận xét.
tin liên quan
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn đe dọa 'Con đường tơ lụa mới'Cuộc đối đầu ngay dưới chân dãy Himalaya không chỉ gây
căng thẳng chính trị cho hai 'gã khổng lồ' châu Á, mà còn đe dọa kế
hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu của Bắc Kinh.
Bình luận (0)