Vì thế, BV với nhiệm vụ cứu người là chính, nay phải gánh thêm việc đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân viên y tế trước nạn côn đồ hành hung; đảm bảo tài sản BN và thân nhân trước nạn trộm cắp, móc túi, lừa đảo, côn đồ ẩu đả nhau trong BV…
An ninh, an toàn cho bệnh viện cần được đảm bảo ở mức cao |
DUY TÍNH |
Số liệu của Công an TP.HCM đã nói lên tất cả điều trên. Cụ thể, từ 2017 đến nay, TP ghi nhận có 314 vụ việc liên quan an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế. Trong đó, có 2 vụ giết người, 6 vụ cố ý gây thương tích, 244 vụ gây rối trật tự công cộng; 13 vụ cò mồi, môi giới dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh gây rối trật tự công cộng; 59 vụ trộm cắp tài sản; 2 vụ làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; 7 vụ hủy hoại tài sản, cưỡng bức, cưỡng đoạt tài sản; 8 vụ đòi nợ thuê.
Cơ chế phối hợp giữa ngành công an và y tế trong đảm bảo an ninh trật tự BV ra đời từ năm 2014, vì vậy nay đòi hỏi cần nâng chất hơn, nhất là trong việc trao đổi thông tin theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.HCM. Đó là vì sự cố mất an toàn ở BV xảy ra luôn có yếu tố bất ngờ và đòi hỏi sự phản ứng nhanh, hơn hết là trách nhiệm của các bên, đặc biệt trông cậy vào ngành công an. Nói như lãnh đạo BV Chợ Rẫy, bảo vệ BV dù có phát hiện ra sự cố mất an ninh, can thiệp nhưng không có công cụ và cơ chế sử dụng công cụ thì bảo vệ có khi còn bị đánh nhiều hơn trong lúc chờ công an tới hiện trường. Trông chờ vào công an, nhưng ngành công an cũng không phải ít việc…
Một ý kiến của lãnh đạo BV rất đáng suy ngẫm, đó là cần có kinh phí để lo cho an ninh, an toàn BV. Bởi thuê bảo vệ chuyên nghiệp hay bảo vệ do BV tổ chức cũng cần có kinh phí. Và trong cơ chế phối hợp, cũng cần có kinh phí để triển khai được tốt hơn. An ninh, an toàn BV là công việc thực tiễn, vì vậy không nên “đánh trống bỏ dùi”.
Bình luận (0)