Tự động phát
Trước đó Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định rút một số nhân viên khỏi Đại sứ quán ở Kiev.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho hay quyết định trên được đưa ra với nhiều cân nhắc thận trọng: “Việc sắp xếp lại này không phải là sự thay đổi quyết tâm của chúng tôi về việc hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng sẽ giúp linh hoạt hơn trong việc trấn an các đồng minh và răn đe sự hung hăng”.
150 binh sĩ này sẽ được tái điều động tại châu Âu nhưng chưa rõ thông tin cụ thể.
Mỹ nói Nga có thể tấn công Ukraine "bất kỳ lúc nào" |
Trong khi đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Anh cho hay tất cả các binh sĩ Anh cũng sẽ rút khỏi Ukraine vào cuối tuần này vì nguy cơ Nga tấn công Ukraine “không báo trước”.
Từ năm 2014, một số lượng nhỏ nhân sự của Anh đã đảm nhận việc huấn luyện tại Ukraine. Trong số này có 30 người được điều động gần đây để huấn luyện quân đội Ukraine về các tên lửa chống tăng.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tất cả công dân Anh ở Ukraine được khuyến cáo rời khỏi nước này trong thời gian sớm nhất.
Trước đó trong ngày 12.2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm thảo luận về các vấn đề an ninh.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc điện đàm kéo dài gần 90 phút và một quan chức Pháp cho hay chưa có dấu hiệu gì về việc Tổng thống Putin đề cập việc Nga đang chuẩn bị tấn công.
AFP đưa tin Tổng thống Putin nói với Tổng thống Macron rằng cáo buộc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine là “phỏng đoán kích động”.
Điện Kremlin ra thông cáo cáo buộc các đồng minh của Ukraine điều động “những vũ khí hiện đại” đến nước này và không buộc Kiev áp dụng các thỏa thuận do phương Tây xúc tiến nhằm ngăn chặn xung đột ở miền đông Ukraine.
Cũng trong ngày 12.2, Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Putin để thảo luận về việc Nga tập trung quân gần biên giới Ukraine.
Nga nói gì sau khi Mỹ cảnh báo sẽ có tấn công vào Ukraine |
Bình luận (0)