Nghề làm tranh kiếng ở miền Tây bắt nguồn từ chợ Bà Vệ, thuộc cù lao Ông Chưởng (H.Chợ Mới, An Giang). Qua hơn 1 thế kỷ tồn tại, nghề này đang bước vào giai đoạn thoái trào và có nguy cơ thất truyền.
Đối với người dân Nam bộ, tranh kiếng không chỉ dùng trang trí nhà cửa mà còn làm tranh thờ phụng trên bàn thờ gia tiên. Người dân thường có thói quen thay những bức tranh kiếng cũ bằng tranh mới mỗi dịp tết đến, xuân về để cầu cho gia đình bình an, mạnh khỏe.
Gặp gỡ cuối năm: 'Đệ nhất cao thủ đánh bóng lư đồng' thu trăm triệu mùa tết
Đối với ông, làm tranh kiếng không chỉ là nghề nuôi sống gia đình mà còn là việc giữ nghề truyền thống. Những bức tranh được hoàn thành phải qua nhiều khâu tỉ mỉ và công phu. Điều này đòi hỏi óc thẩm mỹ và sự khéo léo, bởi chỉ cần sai dù một chi tiết nhỏ xem như phải bỏ cả bức tranh.
Với ông Vinh, tranh kiếng là nghề truyền thống, là di sản cần được bảo tồn. Vì vậy, ông quyết tâm bám nghề và không ngừng sáng tạo để duy trì loại hình nghệ thuật dân gian này.
Bình luận (0)