Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đây không phải là chất dinh dưỡng duy nhất cần cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, theo Health 24.
tin liên quan
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư ít ai ngờA xít folic hoặc folate, còn gọi là vitamin B9, là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu.
A xít folic chịu trách nhiệm cho một loạt các chức năng trong cơ thể, bao gồm phân chia tế bào, tổng hợp AND, giải độc và cân bằng hoóc môn dẫn truyền thần kinh, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần và hình thành ống tủy sống của bào thai.
Tại sao thiếu a xít folic gây thiếu máu?
Theo Trung tâm Y khoa John Hopkins, nồng độ a xít folic thấp có thể gây ra chứng thiếu máu có tên gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ, hay còn gọi là thiếu máu do thiếu folate.
Loại thiếu máu này xảy ra khi cơ thể không có đủ folate, sẽ gây ra hiện tượng các tế bào hồng cầu phình to ra và ít đi, ít hơn mức cần thiết.
Những tế bào hồng cầu phình to bất thường này rất dễ vỡ, không thể tồn tại lâu như các tế bào hồng cầu bình thường nên không thể thực hiện tốt công việc mang ô xy đi nuôi cơ thể.
Loại thiếu máu này tiến triển chậm và có thể không biểu hiện triệu chứng trong vài năm. Khi các triệu chứng cuối cùng xuất hiện, chúng tương tự như thiếu máu do thiếu sắt, với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, nhịp tim không đều và da nhợt nhạt.
Tuy nhiên, sự khác biệt chính là thiếu máu do thiếu folate cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn và đôi khi gây đau và đỏ lưỡi.
Vì a xít folic rất cần cho cấu trúc AND. Nếu thiếu a xít folic, ADN có thể bị tổn hại, gây ra sự phát triển bất thường của các tế bào hồng cầu.
Có một số lý do khiến mức a xít folic của bạn có thể thấp:
1. Không ăn đủ thức ăn có chứa folate
Folate có thể được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, trái cây và rau quả tươi, men dinh dưỡng, ngũ cốc bổ sung và thịt.
tin liên quan
Tin vui cho những người thích ăn trứng2. Uống quá nhiều rượu
Nghiện rượu mạn tính quá mức có thể dẫn đến sự kém hấp thu của nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm cả a xít folic.
3. Bệnh về đường tiêu hóa
Bệnh về đường tiêu hóa như bệnh celiac - rối loạn tiêu hóa khiến cho cơ thể không hấp thụ chất béo được, cũng có thể cản trở sự hấp thụ a xít folic.
4. Phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ đang mang thai, em bé đang phát triển sẽ làm cạn kiệt a xít folic.
5. Thuốc chữa bệnh
Dùng một số loại thuốc có thể cản trở sự hấp thụ folate. Những loại thuốc này bao gồm một số loại thuốc tránh thai, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống co giật cho và thuốc trị ung thư, viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến.
Phải làm gì nếu nghi ngờ thiếu máu do thiếu folate?
Nếu nghi ngờ, cần đi khám bệnh để xét nghiệm máu nhằm xác nhận tình trạng này.
Nếu bị vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn có thể khiến cơ thể không hấp thụ folate như bình thường, cần kiểm tra thêm.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương cách tốt nhất, có thể là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, uống bổ sung, uống thuốc hoặc điều trị bệnh tiêu hóa tiềm ẩn.
Nên lưu ý rằng, trước khi đi bác sĩ, cần phải nắm rõ đang dùng loại thuốc gì, hoặc có đang bị một chứng bệnh có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu folate hay không.
Hầu hết mọi người có thể nhận được a xít folic đầy đủ từ thực phẩm ăn vào.
Hãy đảm bảo ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là cam, các loại ngũ cốc, thịt nạc đỏ và trắng, các loại đậu và các loại hạt.
Nếu bạn theo chế độ ăn thuần chay, hãy tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc có bổ sung folate.
Bình luận (0)