Bạn có đang coi thường những tín hiệu cảnh báo từ cơ thể?

04/10/2024 10:24 GMT+7

Cơ thể thường gửi đi những tín hiệu khi có bất ổn, đặc biệt là hệ cơ xương khớp - bộ phận đóng vai trò nền tảng cho mọi hoạt động hằng ngày. Đừng bỏ qua những cơn đau âm ỉ hoặc cảm giác khó chịu, bởi đó có thể là dấu hiệu của loãng xương, thoái hóa khớp...

Loãng xương - mối nguy tiềm ẩn của hệ xương khớp

Cầm kết quả loãng xương độ 2, chị T.N. Thúy (45 tuổi, Hà Nội) không khỏi bất ngờ: "Lâu nay thỉnh thoảng tôi có những cơn đau ở vùng lưng, nhất là khi cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhưng tôi nghĩ do đặc thù nghề nghiệp ngồi một tư thế quá lâu chứ không nghĩ mình bị loãng xương ở độ tuổi này". Các bác sĩ cảnh báo, chị Thúy có nguy cơ gãy xương cao hơn rất nhiều so với người không mắc bệnh loãng xương, khiến chị rất lo lắng. Chị Thúy ân hận vì đã không nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để phòng ngừa.

Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương.

Một số dấu hiệu cảnh báo sớm có thể là:

  • Đau lưng mạn tính: Cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt ở lưng có thể là dấu hiệu của gãy xương cột sống nhỏ mà bạn không nhận ra.
  • Giảm chiều cao: Nếu nhận thấy mình thấp hơn trước đây, có thể là do cột sống bị gãy hoặc xẹp.
  • Tư thế cong vẹo: Đốt sống bị tổn thương do loãng xương có thể gây ra tư thế gù lưng hoặc cong vẹo.
  • Gãy xương dễ dàng: Gãy xương do một chấn thương nhẹ hoặc thậm chí không rõ lý do là dấu hiệu rõ ràng của loãng xương.
Kết quả tầm soát mật độ xương của 100.000 người Việt Nam do nhãn hàng Anlene thực hiện năm 2023-2024 cho thấy, có tới 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương và 27% đã loãng xương

Kết quả tầm soát mật độ xương của 100.000 người Việt Nam do nhãn hàng Anlene thực hiện năm 2023-2024 cho thấy, có tới 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương và 27% đã loãng xương

Cơ bắp - chìa khóa cho sự vận động và ổn định

Cơ bắp suy yếu hoặc bị tổn thương có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự vận động và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Các dấu hiệu cảnh báo gồm:

  • Cảm giác mệt mỏi cơ bắp: Nếu thấy mỏi mệt hoặc yếu cơ sau những hoạt động bình thường, có thể là dấu hiệu cơ bắp đang suy yếu.
  • Co cơ hoặc chuột rút thường xuyên: Các cơn co cơ bất thường hoặc chuột rút kéo dài có thể chỉ ra sự mất cân bằng hoặc căng thẳng trong cơ.
  • Đau nhức cơ khi vận động: Đau cơ liên tục hoặc khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là sau một chấn thương nhẹ, là dấu hiệu cho thấy cơ có thể đang bị tổn thương.
  • Khả năng giữ thăng bằng kém: Nếu dễ bị ngã hoặc khó giữ thăng bằng, có thể liên quan đến yếu kém của cơ bắp hỗ trợ.

Khớp - bản lề giúp cơ thể linh hoạt

Khớp bị tổn thương hoặc viêm có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Một số dấu hiệu gồm:

  • Đau khớp: Đau âm ỉ hoặc đau nhói tại khớp, đặc biệt là khi vận động hoặc buổi sáng, có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp hoặc viêm khớp.
  • Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp, nhất là sau nghỉ ngơi hoặc thức dậy buổi sáng, có thể là dấu hiệu khớp đang bị viêm hoặc tổn thương.
  • Khớp phát ra tiếng lạo xạo: Khi cử động khớp, nếu có tiếng lạo xạo hoặc cảm giác "rít" trong khớp, có thể sụn khớp đã bị tổn thương.
  • Sưng và đỏ khớp: Sưng tấy, đỏ và nóng ở khớp là dấu hiệu của viêm khớp hoặc chấn thương khớp.
  • Giới hạn khả năng vận động: Nếu các khớp cử động khó khăn hoặc không thể cử động linh hoạt như trước, là dấu hiệu tổn thương hoặc thoái hóa khớp.

Lắng nghe cơ thể và phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo là bước quan trọng để ngăn ngừa, điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến cơ, xương, khớp. Hãy luôn chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ xương khớp để duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Hậu quả nặng nề do loãng xương

Theo PGS-TS-BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, loãng xương là bệnh lý tiến triển âm thầm, nếu không điều trị kịp thời, điều trị không đúng cách, thì hậu quả gây ra nặng nề. Nhẹ, thì người bệnh gặp khó khăn vận động, đau nhức kéo dài. Nếu nặng gây hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là gãy xương, thậm chí tăng nguy cơ tử vong nếu bị gãy xương ở nơi quan trọng như thân đốt sống và cổ xương đùi (gãy xương hông).

Gãy xương do loãng xương, nhất là gãy vùng cổ xương đùi có thể gây những biến chứng nặng về tim mạch, có thể gây tử vong do bất động kéo dài. Sau gãy cổ xương đùi, trên 70% bệnh nhân (BN) phải đối mặt với tàn phế, và 25% BN có thể tử vong trong một năm sau đó. Một số biến chứng nguy hiểm khác là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.

Giải pháp ngăn ngừa

Loãng xương và các vấn đề cơ xương khớp ảnh hưởng thể chất, tinh thần, chất lượng sống, là gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội vì chi phí điều trị rất tốn kém, nhất là chi phí điều trị các hậu quả do gãy xương.

Theo PGS-TS-BS Lê Anh Thư, dinh dưỡng có vai trò quan trọng, cung cấp các vi khoáng chất, dưỡng chất thiết yếu, phòng ngừa bệnh tật, nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh... Với cơ xương, can xi được coi như "cơm ăn" hằng ngày, cơ thể không tự tổng hợp, cần thu nhận từ bên ngoài qua ăn uống. Các nghiên cứu cho thấy lượng can xi nạp vào cơ thể qua bữa ăn hằng ngày của người Việt chỉ đạt khoảng 534,5 mg, thấp hơn mức khuyến nghị là 800-1.000 mg. Sự thiếu hụt làm tăng nguy cơ thiếu xương và loãng xương. Sữa giàu can xi, đa vi chất, bao gồm MFGM (màng cầu chất béo sữa), giúp bổ sung dinh dưỡng, cải thiện vận động và tăng cường sức khỏe xương, cơ. Sức khỏe hệ cơ xương khớp hay sức khỏe chung cần được chăm sóc càng sớm càng tốt. Lắng nghe cơ thể, chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay hôm nay.

Bạn có đang coi thường những tín hiệu cảnh báo từ cơ thể?- Ảnh 2.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.