Bản tin Covid-19 ngày 23.12: Cả nước 16.377 ca | Hơn nửa triệu người ở TP.HCM thuộc nhóm nguy cơ

23/12/2021 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 23.12 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 23.12 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Cả nước 16.377 ca Covid-19, 10.944 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế tối 23.12 cho biết tính từ 16h ngày 22.12 đến 16h ngày 23.12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.377 ca nhiễm mới, 10.944 ca khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 280 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.531 ca.

Ngày 23.12: Cả nước 16.377 ca Covid-19, 10.944 ca khỏi | Hà Nội 1.774 ca | TP.HCM 787 ca

Thông tin về 16.377 ca nhiễm mới như sau:

  • 10 ca cách ly sau khi nhập cảnh.
  • 16.367 ca ghi nhận trong nước (giảm 155 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.152 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (1.774), Cà Mau (1.167), Tây Ninh (949), Vĩnh Long (855), Khánh Hòa (797), Cần Thơ (792), TP.HCM (787), Đồng Tháp (787), Bạc Liêu (689), Bình Định (555), Trà Vinh (527), Bến Tre (436), Thừa Thiên-Huế (395), Bà Rịa-Vũng Tàu (344), An Giang (322), Thanh Hóa (306), Sóc Trăng (296), Bình Thuận (288), Tiền Giang (282), Hưng Yên (267), Kiên Giang (256), Hải Phòng (252), Lâm Đồng (251), Đồng Nai (232), Bắc Ninh (226), Hậu Giang (221), Đà Nẵng (195), Gia Lai (182), Quảng Ninh (156), Nghệ An (148), Phú Yên (134), Quảng Ngãi (132), Bình Dương (118), Hà Giang (107), Quảng Nam (96), Đắk Lắk (91), Quảng Trị (83), Nam Định (83), Thái Nguyên (61), Ninh Thuận (61), Long An (60), Hải Dương (59), Đắk Nông (55), Phú Thọ (51), Vĩnh Phúc (46), Cao Bằng (44), Hà Nam (42), Thái Bình (39), Quảng Bình (37), Lạng Sơn (37), Bắc Giang (34), Hòa Bình (34), Bình Phước (31), Hà Tĩnh (28), Lào Cai (18), Yên Bái (16), Kon Tum (12), Sơn La (9), Tuyên Quang (5), Bắc Kạn (4), Lai Châu (3), Điện Biên (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-206), Hải Phòng (-197), TP.HCM (-192).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+196), Hà Nội (+128), Thanh Hóa (+110).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.909 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.604.712 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.270 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.599.150 ca, trong đó có 1.181.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Có 1 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (497.949), Bình Dương (289.731), Đồng Nai (95.993), Tây Ninh (67.772), Long An (39.891).

Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.944 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.184.428 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.493 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 5.204 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.248 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 141 ca
  • Thở máy xâm lấn: 882 ca
  • ECMO: 18 ca

Từ 17h30 ngày 22.12 đến 17h30 ngày 23.12 ghi nhận 280 ca tử vong, gồm:

  • Tại TP.HCM (44) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (3), Bình Dương (2), Tây Ninh (2), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Long An (1).
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (38 ca trong 2 ngày), An Giang (28), Bình Dương (17), Đồng Tháp (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (14), Long An (13), Cần Thơ (12), Vĩnh Long (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Kiên Giang (9), Cà Mau (8), Khánh Hòa (6), Sóc Trăng (6), Hà Nội (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Bình Định (3), Bình Phước (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Quảng Nam (1), Quảng Ngãi (1), Phú Thọ (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1), Đắk Nông (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 239 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.531 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 126.369 mẫu xét nghiệm cho 170.839 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 29.358.851 mẫu cho 73.432.477 lượt người.

Trong ngày 22.12 có 1.273.529 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 142.342.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.524.842 liều, tiêm mũi 2 là 64.109.397 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.708.262 liều.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết ngay nguồn ô xy để điều trị Covid-19 tại TP.HCM

Ngày 23.12.2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký công điện của Thủ tướng về việc bảo đảm nguồn cung ô xy cho điều trị người bị nhiễm Covid-19 gửi bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ; trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết ngay nguồn ô xy để điều trị Covid-19 tại TP.HCM

Công điện nêu rõ, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca nhiễm, ca chuyển nặng, ca tử vong vẫn có xu hướng tăng. Đặc biệt, những ngày gần đây, tại TP.HCM và một số địa phương phía nam gặp khó khăn trong đảm bảo ô xy phục vụ công tác điều trị.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Chính phủ, Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, không để tình trạng quá tải y tế trên diện rộng.

Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giải pháp cụ thể để bảo đảm nguồn ô xy phục vụ công tác điều trị trong các tình huống. Trước mắt, chỉ đạo giải quyết ngay đối với địa bàn TP.HCM và các tỉnh vùng ĐBSCL.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 22.12, sau 15 ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” ở các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, TP.HCM ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ.

Trong đó, phát hiện 24.420 người chưa tiêm vắc xin Covid-19 (chiếm tỷ lệ 4,2%). Tất cả các trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin Covid-19 ngay cho nhóm người này. Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.

TP.HCM: Phát hiện 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vắc xin, 3.918 người nhiễm Covid-19

Ngày 23.12, Sở Y tế TP.HCM có báo cáo về công tác triển khai các biện pháp bảo vệ người thuộc nhóm cơ trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM phát hiện 24.400 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vắc xin Covid-19

Theo đó, tính đến ngày 22.12, sau 15 ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” ở các quận, huyện và TP.Thủ Đức, TP.HCM ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ.

Trong đó, phát hiện 24.420 người chưa tiêm vắc xin Covid-19 (chiếm tỷ lệ 4,2%). Tất cả các trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin Covid-19 ngay cho nhóm người này. Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.

Bên cạnh đó, qua xét nghiệm tầm soát phát hiện 3.918 người đang nhiễm Covid-19 và đưa vào điều trị kịp thời ngay với thuốc kháng vi rút (Molnupiravir). Các quận, huyện đang tiếp tục khẩn trương triển khai xét nghiệm tầm soát cho người thuộc nhóm nguy cơ theo kế hoạch, khi phát hiện F0, tiếp tục cho uống ngay liều kháng vi rút như trên.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc triển khai thực hiện các hoạt động trọng tâm của chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ, đã bước đầu phát hiện ra những đối tượng cần được can thiệp ngay, góp phần giảm nguy cơ tử vong.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện phân công trách nhiệm người chuyên nhập dữ liệu danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn, đảm bảo chính xác và kịp tiến độ theo quy định.

TP.HCM ban hành quy trình, trách nhiệm trong đánh giá cấp độ dịch Covid-19

Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành quy trình đánh giá cấp độ dịch Covid-19 và trách nhiệm của các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

TP.HCM ban hành quy trình, trách nhiệm trong đánh giá cấp độ dịch Covid-19

Cụ thể, quy trình đánh giá cấp độ dịch có 3 tiêu chí, gồm: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần; tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19 và khả năng thu dung điều trị Covid-19. Cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần

Số ca mắc mới trong tuần là ca bệnh được công bố (có kết quả xét nghiệm RT-PCR ) từ thứ sáu tuần trước đến thứ năm tuần này (tính theo ngày công bố) cư trú trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn được lấy trên phần mềm “Quản lý chuỗi lây nhiễm” (phần mềm CDS) sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) lọc trùng và gửi về Trung tâm y tế qua email công vụ ngay trong ngày được Bộ Y tế công bố.

Số ca mắc mới trong tuần không bao gồm ca nhập cảnh được cách ly ngay khi nhập cảnh, ca được cách ly ngay trong cơ sở cách ly tập trung khi chưa có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính vào thời điểm cách ly.

Trách nhiệm Trung tâm y tế tiếp nhận danh sách ca bệnh được công bố do HCDC gửi qua email công vụ hàng ngày, tiến hành điều tra, xác minh. Nếu phát hiện thông tin các ca bệnh không đúng về địa chỉ, số điện thoại, kết quả xét nghiệm... thì phản hồi ngay về HCDC trong vòng 24 giờ để điều chỉnh kịp thời, thống nhất. Trung tâm y tế chịu trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh quận, huyện, thành phố Thủ Đức về các ca bệnh được công bố mỗi ngày. Đồng thời đánh giá mức độ dịch của phường, xã, thị trấn và quận, huyện, thành phố Thủ Đức (tiêu chí 1) trình UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức. HCDC chịu trách nhiệm đối chiếu lại kết quả đánh giá mức độ dịch của các phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Trong trường hợp HCDC và Trung tâm y tế vẫn không thống nhất số liệu thì HCDC báo về Hội đồng đánh giá cấp độ dịch thuộc Sở Y tế.

Tiêu chí 2: Tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19

Tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19 được tính trên số dân sống tương ứng trên địa bàn, được trích xuất thông tin từ nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 , không phân biệt địa điểm tiêm chủng. Số người tương ứng trên địa bàn được tính theo dân số thực tế (kể cả thường trú và tạm trú) được UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn công bố và gửi bằng văn bản về Sở Y tế.

Mốc thời gian lấy số liệu tỉ lệ tiêm vắc xin được tính đến hết thứ năm hàng tuần.

Trách nhiệm Trung tâm y tế phối hợp Phòng Y tế đánh giá tỉ lệ tiêm vắc xin (tiêu chí 2) trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn và báo cáo UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

HCDC chịu trách nhiệm đối chiếu lại các tỉ lệ tiêm vắc xin của các phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Tiêu chí 3: Khả năng thu dung điều trị Covid-19

Chỉ tiêu khả năng thu dung điều trị Covid-19 đạt khi các địa phương đảm bảo: số lượng Trạm y tế lưu động. Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo quy định (trong trường hợp không đảm bảo nhân sự, địa phương báo cáo về Sở Y tế để được xem xét, điều phối nhân sự), các F0 trên địa bàn được chăm sóc và quản lý theo quy định.

Nếu trong tuần có phản ánh về việc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương không đảm bảo về trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ cho các Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng... ; F0 cách ly tại nhà chưa được chăm sóc và quản lý theo quy định mà Sở Y tế xác nhận là đúng thì tiêu chí này được đánh giá là không đạt.

Thời gian đánh giá từ thứ sáu tuần trước hết thứ năm tuần này.

UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm đảm bảo số lượng Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm cộng đồng tương ứng với số lượng F0 cách ly tại nhà và có kế hoạch đảm về trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, hậu cần... cho các Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng.

Các phòng ban chức năng của Sở Y tế phối hợp HCDC tổng hợp các phản ảnh trong tuần về Tổ đánh giá cấp độ dịch Covid-19 về Sở Y tế.

Tính đến hết ngày 22.12, TP.HCM đang có hơn 62.600 ca mắc Covid-19 đang cách ly, chăm sóc, điều trị. Trong đó có hơn 9.500 ca F0 đang điều trị tại tầng 2, tầng 3; hơn 2.500 ca F0 cách ly tập trung và hơn 50.500 ca cách ly tại nhà. Tính từ khi có dịch Covid-19 đến nay, TP.HCM có tổng cộng hơn 496.000 ca mắc Covid-19 và hơn 19.500 ca tử vong.

Thông tin mới nhất sau 2 tuần thí điểm cho học sinh học TP.HCM trực tiếp

Chiều 23.12.2021, tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM, đại diện Sở GD-ĐT đã thông tin về việc tổ chức học sinh lớp 9, 12 đi học trực tiếp sau 2 tuần thí điểm.

Thông tin mới nhất sau 2 tuần thí điểm cho học sinh học TP.HCM trực tiếp

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đang phối hợp với Sở Y tế trong công tác tổng kết việc tổ chức học trực tiếp sau 2 tuần thí điểm, kết thúc vào ngày 25.12. Vào tuần sau, Sở GD-ĐT và Sở Y tế sẽ báo cáo với UBND TP.HCM về kết quả và tham mưu lộ trình tổ chức học trực tiếp từ ngày 3.1.2022.

Đồng thời, các trường tổ chức lấy ý kiến phụ huynh học sinh sẵn sàng cho con em đi học trở lại từ ngày 3.1.2022, cũng như ý kiến của phụ huynh học sinh có con em đã học trực tiếp trong thời gian qua để nắm bắt sự đồng thuận, băn khoăn, lo ngại trong 2 tuần thí điểm, để từ đó có sự chuẩn bị kỹ hơn, phối hợp chặt chẽ hơn khi tổ chức việc học trong thời gian tới.

Được biết, từ ngày 13.12 - 25.12, khoảng 150.000 học sinh lớp 9, 12 trở lại trường học trực tiếp sau gần 4 tháng học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau 2 tuần thí điểm, Sở GD-ĐT và Sở Y tế cùng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các quận, huyện cùng TP.Thủ Đức sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm và tham mưu UBND để quyết định mở rộng đối tượng học sinh học trực tiếp hoặc tổ chức cho toàn bộ học sinh đến trường từ ngày 3.1.2022.

Cũng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, sau thời gian thí điểm, học sinh lớp 9, 12 tiếp tục đến trường học trực tiếp như thời gian vừa qua và các trường thực hiện nghiêm túc những quy định phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.

Gần 80% trẻ em trên 12 tuổi ở Việt Nam đã tiêm vắc xin Covid-19

Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, tính đến 13h30 ngày 23.12, Việt Nam đã tiêm 142,3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, riêng ngày 22.12, trên cả nước tiêm được hơn 1,2 triệu liều.

Gần 80% trẻ em trên 12 tuổi ở Việt Nam đã tiêm vắc xin Covid-19

Bộ Y tế cho biết trong tổng số 171,6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận đến nay, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 110 đợt với tổng số 166,8 triệu liều, còn khoảng 4,8 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.

Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.

Tính đến ngày 22.12, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 131 triệu liều, trong đó có hơn 69,2 mũi 1; hơn 60,1 triệu mũi 2; hơn 1 triệu mũi 3 (đối với vắc xin Abdala ); 116.444 liều bổ sung và 367.831 liều nhắc lại.

Đối với đối với dân số từ 18 tuổi trở lên, tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 97 % và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 84,3%

Theo khu vực, tỉ lệ tiêm mũi 1 và mũi 2 đối với dân số từ 18 tuổi lần lượt như sau:

- Miền Bắc là 93,7% và 80,0%;

- Miền Trung là 94,4% và 83,1%;

- Tây Nguyên là 90,7% và 67,1%;

- Miền Nam là 100% và 89,3%.

Về triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được hơn 10 triệu liều, trong đó có hơn 6,9 triệu liều mũi 1 và hơn 3,1 triệu liều mũi 2. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 76,2% và tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều là 34,1% dân số từ 12 -17 tuổi.

Theo khu vực, tỉ lệ tiêm bao phủ mũi 1 và mũi 2 dân số từ 12 – 17 tuổi lần lượt như sau:

- Miền Bắc là 70,6% và 19%;

- Miền Trung là 57,5% và 21%;

- Tây Nguyên là 68,2% và 0,9%;

- Miền Nam là 91% và 63%.

Các tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 2 liều vắc xin cho nhóm tuổi từ 12 – 17 tuổi là Hà Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Triệu chứng của cảm lạnh và Omicron có khác nhau?

Trước đại dịch Covid-19, đau họng và sổ mũi có thể là biểu hiện của cảm lạnh. Tuy nhiên, triệu chứng của Covid-19 và cảm lạnh hay cúm không thể chẩn đoán chỉ dựa trên triệu chứng. Biến thể mới Omicron càng khiến người nhiễm bệnh khó phân biệt hơn.

Triệu chứng của cảm lạnh và Omicron có khác nhau?

Triệu chứng của cảm lạnh và Covid-19 có khác nhau?

Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm virus ở đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho và đau nhức cơ thể. Covid-19 cũng là một loại virus đường hô hấp và người bệnh cũng sẽ gặp những triệu chứng tương tự.

Trong một số trường hợp, cả 2 bệnh đều có các biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn.

Một triệu chứng của Covid-19 không có ở bệnh cảm lạnh là mất khứu giác. Tuy nhiên, nhiều người nhiễm virus corona lại không mất khứu giác nên đây không phải là đặc điểm để phân biệt 2 loại virus.

Vì vậy, việc tự chẩn đoán không phải là lựa chọn an toàn mà nên đi xét nghiệm.

Người nhiễm Omicron với các biến thể khác có biểu hiện khác nhau?

Dù vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn điều này, nhưng một số nhà khoa học và bác sĩ đã chỉ ra rằng biến thể Omicron thường gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với Delta.

Theo một số chuyên gia, các triệu chứng của bệnh nhân Omicron bao gồm đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, đau cơ nhẹ, ngứa và khô cổ họng.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân?

Cho đến nay, giới chức y tế khuyến nghị những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh vẫn là đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, ở nhà khi bị ốm, rửa tay thường xuyên, và đặc biệt là tiêm vắc xin Covid-19 và liều tăng cường nếu có thể.

Chỉ cần vài tuần Omicron sẽ trở thành chủng trội ở châu Âu

Omicron sẽ trở thành chủng trội ở châu Âu vào đầu năm 2022 và cần 3-4 tuần để xác định mức độ nghiêm trọng của biến thể này, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Âu Hans Kluge hôm 22.12 cho biết.

WHO: Omicron sẽ trở thành chủng trội ở châu Âu trong vài tuần

Ông Kluge cảnh báo các quốc gia cần chuẩn bị cho một "sự gia tăng đáng kể" số ca nhiễm Covid-19.

Theo ông Kluge, Omicron, biến thể vốn đã phổ biến ở Anh, Đan Mạch và Bồ Đào Nha, có khả năng sẽ thành chủng trội ở châu Âu trong vài tuần.

"Vì vậy, tôi rất lo ngại. Nhưng không có lý do gì để hoảng sợ. Tuy nhiên chắc chắn rằng châu Âu lại một lần nữa là tâm chấn của đại dịch toàn cầu. Hiện 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất là ở châu Âu và Trung Á", ông Kluge nói.

Tuần trước, châu Âu ghi nhận thêm 27.000 ca tử vong vì Covid-19. Số ca nhiễm trong tuần trước là 2,6 triệu, cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, theo ông Kluge.

Anh hôm 22.12 báo cáo hơn 100.000 ca nhiễm mới trong ngày, con số kỷ lục kể từ đầu đại dịch.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết cùng ngày dự đoán nước này sẽ sớm vượt mốc 100.000/ngày, tăng từ khoảng 70.000 ca/ngày hiện tại.

Ông Kluge tỏ ra lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng kết thúc đại dịch: "Virus này đã nhiều lần khiến chúng ta bất ngờ. Tôi không biết khi nào nó sẽ kết thúc, nhưng tôi cho rằng chúng ta đang trên đường trở lại bình thường vào năm sau. Đặc biệt là nếu Omicron ít gây bệnh nặng hơn. Nhưng hiện thì chưa rõ."

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 23.12 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.